Pages

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Ngôn ngữ trẻ sơ sinh (Khóc, Giao tiếp với bé, Dạy trẻ nói)

Khóc

Trẻ sơ sinh thích giao tiếp, không chỉ bằng lời nói, mà còn sử dụng một loạt các dấu hiệu không lời – Đó chính là ngôn ngữ!
Việc học ngôn ngữ có phải là nét đặc trưng của gia đình không?
Ngôn ngữ được truyền đạt lại thông qua các gia đình. Theo các chuyên gia của chúng tôi giải thích, thì các từ phản ảnh bạn và lịch sử cá nhân con của bạn: “Trong khi nói, trẻ đang tạo lập thế giới của riêng mình và chinh phục lãnh thổ mới. Bằng ngôn ngữ, trẻ đang làm môi trường của mình trở nên có ý nghĩa, đặc biệt là đối với cha mẹ của bé.” Trẻ nhạy bén với sự trao đổi và trẻ không những sẽ hấp thu các câu truyện đầu tiên, mà còn đối thoại với bạn bè và gia đình ở chung quanh mình. Đối với trẻ, các từ không chỉ là các âm thanh, vì từ vựng của mỗi gia đình mỗi khác. Cách chúng ta truyền đạt thể hiện khối lượng thông tin về lịch sử của mình và phản ảnh môi trường văn hóa mà trẻ đang hấp thụ. Cho đến tuổi đi học, trẻ vẫn sẽ sử dụng những từ mà bạn sử dụng, khiến cho vai trò của bạn trở nên cốt lõi trong việc thụ đắc ngôn ngữ của trẻ.

Khóc là cách truyền đạt thông tin
Trẻ sơ sinh có thể giao tiếp ngay từ những ngày mới ra đời mà không cần đến từ. Tiếng khóc của trẻ thay đổi tùy theo tình trạng trẻ mệt, đói hay đau và bạn sẽ học được cách ‘đọc’ được tình trạng của trẻ trong vài tháng đầu đời. Khóc có thể mang các ý nghĩa khác nhau, theo chuyên gia của chúng tôi, TS. Ruffo thì: “Khóc có thể có ý nghĩa là điều gì đó thật thực tế, như: trẻ đang đói, trẻ tè dầm, trẻ đang quá khổ sở, trẻ khát nước, trẻ không cảm thấy an toàn.” Thoạt đầu, cho dù không chắc ý trẻ là gì, nhưng qua vài tuần đầu bạn sẽ nghiên cứu ra là trẻ đang cần gì, cho dù là những lời xoa dịu, một cử chỉ nựng nịu, một sự thay đổi tư thế làm cho trẻ thấy dễ chịu. Phải mất một thời gian khá lâu bạn mới biết được câu trả lời. Hãy nhớ rằng trẻ mới sinh không bao giờ khóc một cách vô cớ, hay chỉ để ‘có được’ cha mẹ ở bên cạnh, đó là cách duy nhất mà bé có được để người khác hiểu mình. Đừng quên rằng những gì khiến một đứa trẻ truyền đạt thông tin trước hết và trên hết là một nhu cầu cảm xúc khổng lồ.

--------
Giao tiếp với bé

Từ 5 tháng trở đi, con bạn sẽ lập đi lập các nguyên âm và phụ âm (gọi là bập bẹ), hay bé sẽ nói chuyện bi bô rất đặc biệt với các loại ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn như, ở giai đoạn này, một đứa trẻ ở miền Bắc sẽ phát ra các âm thanh hoàn toàn khác với một đứa trẻ ở miền Nam, mỗi ngôn ngữ sử dụng một loạt các cơ khác nhau. Cũng y như các động tác của trẻ sẽ phát triển theo thời gian, trẻ cũng sẽ học cách sử dụng các cơ thanh quản điều khiển các dây thanh âm của mình. Sự khích lệ của những người chung quanh sẽ giúp trẻ tiến thêm trên con đường khám phá đầy ngạc nhiên. Sau các nguyên âm, trẻ sẽ bắt đầu phát âm các vần ngắn như “ba, đa” và bạn sẽ nhận thấy các phụ âm mũi (b, đ, t, p). Các chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn nên luôn mở to mắt (hay tai) để: “Lắng nghe những gì bé nói với bạn. Chưa thể có được các từ, nhưng bé sẽ phát triển giọng nói, bé đang ở giai đoạn ngôn ngữ nguyên thủy.” Giọng nói của bé sẽ trở nên một thứ đồ chơi và bé sẽ thực hành tạo ra các âm thanh, nhất là khi bé nằm một mình trên giường vào ban đêm.

Các cuộc đối thoại đầu tiên
Trẻ giao tiếp với bạn và những người chung quanh bằng cách nào? Bằng các âm thanh và sau đó là các từ. Mọi trẻ em đều phát triển theo bước riêng của mình, nhưng có những giai đoạn then chốt theo tiến trình mà sự trợ giúp của bạn là cốt lõi.

Con bạn có hiểu những gì bạn nói?
Chúng tôi vẫn chưa hiểu thật nhiều về các tiến trình não chi phối ngôn ngữ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số khu vực của phần bên trái của não thuộc về hành động ngay từ khi mới sinh. Nhưng bạn có biết liệu con bạn có hiểu được những gì bạn đang nói không? Trẻ sẽ nhớ các từ đầu tiên đầy cảm xúc đối với trẻ, trẻ cũng sẽ nhớ cách diễn đạt trên mặt và giọng điệu của lời nói. Đôi khi một từ đơn cũng đủ để xoa dịu bé hay một nụ cười khiến bé cười khúc khích. Theo thời gian, bé sẽ lưu giữ thông điệp, lập lại các âm thanh mà bạn đã tạo ra và chẳng bao lâu bạn sẽ nhận thấy bé có thể đưa cho bạn vật mà bạn yêu cầu bé, hay bắt đầu đi về phía phòng tắm khi bạn nói đến lúc đi tắm. Theo thời gian, bé sẽ giải mã các từ có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của mình. Chỉ trỏ là một trong các hình thức giao tiếp không lời đầu tiên.

---------


Dạy trẻ nói

Bạn dạy song ngữ cho một trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Trẻ sơ sinh có tài năng học ngôn ngữ độc đáo, cho nên hãy kích thích trẻ bằng cách tạo lập tối đa các môi trường văn hóa chung quanh trẻ. Tuy nhiên, hãy áp dụng thật mạch lạc để tránh lẫn lộn, vấn đề song ngữ đang bị nhiều chỉ trích. Khi mà thế giới đang mở rộng trước con em chúng ta thì ngôn ngữ thứ hai rõ ràng là lợi thế, bạn nên bắt đầu dạy trẻ học song ngữ bằng cách nào? Đương nhiên là có thể dạy song ngữ cho trẻ được, theo TS. Ruffo thì: “Để một đứa trẻ dễ tiếp thu hai ngôn ngữ, thì mỗi người cha hay mẹ cần phải nói thật tự nhiên ngôn ngữ của mình và chỉ bằng ngôn ngữ đó mà thôi, để trẻ ấn định được các chuẩn mực.” Trái ngược với điều nhiều người nghĩ, là trẻ em học song ngữ nói chuyện muộn hơn. Bằng cách thường xuyên chuyển đổi giữa 2 ngôn ngữ và nền văn hóa, thì bé sẽ phát triển được các kỹ năng trí tuệ nhiều hơn và tiếp thu được sự đa dạng của thế giới chung quanh mình. Cho dù con bạn có trả lời bằng ngôn ngữ đối nghịch, hãy cứ kiên trì, chúng vẫn đang hấp thụ được hết!

Liệu trẻ ‘hòa đồng’ hơn có cảm thấy dễ học nói hơn không?
Trẻ sơ sinh không cần từ để giao tiếp, nhưng như đã nói, việc sống trong một cộng đồng hay một gia đình lớn cũng sẽ khiến cho việc học ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn. Trẻ em thích giao tiếp, có lẽ bạn đã từng nhận thấy rằng ngay khi trẻ vận động được, thì trẻ đã bắt chước bạn, bằng cách bập bẹ để bắt đầu trao đổi với bạn. Tại một nhóm bà mẹ và trẻ em hay nhà trẻ, bé sẽ không ngừng giao tiếp với các trẻ khác và người lớn chăm sóc mình. Không phải tất cả trẻ em đều có cùng nhu cầu như vậy, một số trẻ sơ sinh có thể chơi đùa một mình trong những khoảng thời gian dài, trong khi các trẻ khác lại cần trao đổi liên tục bằng lời nói. Đối với chuyên gia của chúng tôi, trẻ em trải qua thời gian ở dịch vụ chăm sóc trẻ em hay tham gia nhóm trẻ chơi đùa một cách thường xuyên, sẽ học nói nhanh hơn : “Có nhiều bạn giao tiếp có nghĩa là trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để làm cho người khác hiểu mình, trong khi việc trải qua thời gian chỉ với một hai người lại tạo nhiều cơ hội hơn cho việc giao tiếp không lời.” Sự yêu thích điện thoại của trẻ chập chững đi chứng tỏ rằng chúng thích thú với việc giao tiếp biết bao nhiêu – “Ba, mẹ” thường là một trong số những từ đầu tiên của trẻ.

Ngôn ngữ trẻ sơ sinh: Giai đoạn học nói
Các Giai đoạn học hỏi

Sau vài tháng bập bẹ, con bạn sẽ đắm chìm thật sâu vào ngôn ngữ, phát âm, rồi các từ và cụm từ. Từ tuổi lên hai, bé sẽ sử dụng đến 20 từ thật ấn tượng mỗi ngày . . . và bạn sẽ lắng nghe tất cả!

Tại sao trẻ tạo ra các từ?
Việc cảm thụ ngôn ngữ đòi hỏi hoạt động phức tạp của não bộ, mà ở đó con bạn sẽ nối dài bản thân và tìm cách phát triển. Các từ đầu tiên của bé vốn là một cái cây đang ở trong tình trạng phát triển lâu dài. Chỉ có bạn mới có thể hiểu được ý nghĩa của những gì mà bé bập bẹ, nhưng có phải chính bé mới thực sự tạo lập các từ của riêng mình khônh? Đừng quá chắc chắn như vậy. Trong giai đoạn tiền phát âm, bé sẽ phát ra các từ hàng ngày, từ ‘valy’ mang một số ý nghĩa và ngay cả các âm thanh kỳ lạ tựa như việc lập các câu nói vậy, vì bé đang chơi đùa bằng âm giọng và thực hành việc tạo ra các âm cao hơn. Thậm chí bé còn có thể bắt chước bạn, đây là một phần ‘biệt ngữ’ riêng của bé, mà bé sẽ phát triển và tinh lọc trong khoảng thời gian vài tháng tới với sự khuyến khích của bạn.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét