Pages

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Mang thai tuần thứ 12


1. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?
Tử cung sẽ tiếp tục phát triển lớn lên, và lúc này bác sĩ có thể cảm nhận được thai ở vùng bụng dưới rốn. Lúc này có lẽ bạn không cần mặc quần áo dành cho thai phụ, nhưng bạn cũng nên chú ý không mặc quần áo chật.

Nếu bạn đã mang thai rồi thì bạn hầu như sẽ cần quần áo dành cho thai phụ sớm hơn những phụ nữ mang thai lần đầu. Da trên cơ thể cũng thay đổi như: quầng vú sẫm màu hơn, và những vùng da bị sạm ở mặt và cổ. Những thay đổi này gọi là chứng sạm da hay gương mặt mang thai. Những vùng da sạm này sẽ biến mất hay nhẹ hơn sau sinh.
2. Bé thay đổi thế nào?
Tuần lễ này thai sẽ bắt đầu hình thành nên hình hài như hai mắt di chuyển gần nhau hơn và hai tai cũng di chuyển ra phía sau hơn. Ruột của thai nhi cũng phát triển rất nhanh có thể kéo dài vào dây rốn, nhưng cũng sẽ bắt đầu trở vào bên trong bụng. Thận có thể bài tiết nước tiểu và hệ thần kinh tiếp tục trưởng thành. Thai nhi có thể phát triển một số phản xạ phức tạp như phản xạ mút tay.

3. Bé to chừng nào?
Thai nhi dài khoảng 8 cm và nặng khoảng 28 gam.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Đây là thời gian quan trọng mà bạn phải chú ý đến chế độ ăn và phải bảo đảm cả bạn và thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng không phải vì mang thai mà bạn có thể ăn mọi thứ. Cân nặng của bạn cần tăng lên đều đặn trong suốt thai kỳ, nhưng cần tránh tăng cân quá mức bằng cách: tránh ăn thức ăn nhanh tránh ăn những bữa ăn qua loa lúc khuya hạn chế chất béo và chất ngọt. Bạn có thể biết thêm thông tin về cách ăn uống ở mục ăn uống cho cả hai : ảnh hưởng của cân nặng đối với thai kỳ.


5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Nhiều phụ nữ đã đạt những kết quả tốt từ bài tập có tên là Kegel trước, trong, và sau khi mang thai, vì bài tập này làm vững chắc các cơ ở âm đạo. Những sản phụ tập bài tập này thấy rằng nó giúp ích cho việc sinh nở và làm vững chắc các cơ sau sinh.

6. Dành cho ba của bé
Cơ thể của sản phụ sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi và những thứ mà cô ấy trước đây đã làm một cách dễ dàng giờ đây có thể trở nên khó khăn hơn. Có một cách tốt mà bạn cho cô ấy biết sự quan tâm, thông cảm, và thấu hiểu cô ấy là mát xa bàn tay, bàn chân, hay lưng vào cuối ngày. Bạn cũng có thể dùng nước hoa có mùi hương cố ấy yêu thích hay dầu mát xa.

Mang thai tuần thứ 11


1. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?
Trong lúc thai nhi đang phát triển nhanh chóng khi nằm gọn trong tử cung người mẹ, những thay đổi đáng kể về hình dáng bên ngoài của bạn vẫn còn diễn ra rất chậm. Một số phụ nữ thấy được những thay đổi ở tóc, móng tay, móng chân, chẳng hạn như tóc và móng (tay, chân) mau dài ra. Cả hai hiện tượng này được coi là bình thường trong suốt thai kì. Các bác sĩ chưa rõ tại sao lại như vậy nhưng họ có thể là do sự thay đổi hóc môn hoặc sự gia tăng tuần hoàn trong cơ thể.
 2. Bé thay đổi thế nào?
Đầu thai nhi chiếm gần một nửa chiều dài cơ thể. Cả ngón tay và chân đều đã tách ra hoàn toàn vào tuần thứ 11. Da thai nhi vẫn còn trong suốt, nhưng xương đang bắt đầu cứng dần. Cơ quan sinh dục ngoài hầu như đã phát triển hoàn chỉnh, và trong vài tuần nữa bạn có thể biết được giới tính của bé. Mặc dù bạn chưa cảm nhận được sự cử động của thai nhi nhưng bé đang cựa quậy trong bụng bạn đó.

3. Bé to chừng nào?
Thai nhi dài khoảng hơn 6cm (khoảng 2,5 inch), cân nặng gần bằng 14 gram (khoảng một nửa ounce).

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn đã và hiện vẫn còn đang bị “hành” bởi chứng nôn mửa buổi sáng suốt mấy tuần đầu thai kì thì bạn thật sự đang bị sút cân chứ chẳng tăng thêm được chút nào. Đừng quá lo lắng. Hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 đến 2 kg ( từ 3 đến 4 pound) trong 3 tháng đầu thai kì. Trường Đại Học Phụ sản và Bệnh sản Mỹ (ACOG) khuyến cáo cần đạt khoảng 12 đến 16 kg (từ 25 đến 35 pound ) trong suốt thai kì. Hãy tìm thêm thông tin về cân nặng để biết bạn cần tăng thêm bao nhiêu cân.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Hầu hết phụ nữ mang thai có nhiều thắc mắc về việc đi lại trong suối kì thai. Nói chung việc đi lại là an toàn suốt thời kì mang thai miễn là thai không có những chuyển biến phức tạp hoặc không có mối e ngại nào. Thời gian lý tưởng để đi lại là trong quí 2 (3 tháng giữa). Bởi vì phần nhiều bạn đã bị ốm nghén trong ba tháng đầu, nên ba tháng giữa là thời điểm thích hợp nhất để vận động đi lại trước khi sang quí thứ ba – lúc thai to làm di chuyển nặng nề, khó khăn.
http://khoemoivui.com/huong-dan-cai-dat-monkey-junior-va-dung-coupon-bambi-giam-gia-40/
6. Dành cho ba của bé
Dành thời gian một cách đều đặn cùng vợ đọc sách nói về việc mang thai. Điều này cho cô ấy thấy là bạn cũng quan tâm đến việc thai nghén của vợ. Nó cũng tạo cơ hội cho cả hai chia sẻ những lo lắng và cảm giác trông đợi hồi hộp cùng nhau.

Mang thai tuần thứ 10


1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Tử cung của bạn tiếp tục phát triển, nhưng bạn có thể vẫn chưa báo tin mình có thai cho mọi người. Một số người sẵn sàng chia sẻ tin vui, một số khác có thể vẫn đang thích ứng dần với ý nghĩ làm mẹ. Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ thật cởi mở về những cảm giác của mình với chồng và bác sĩ của bạn.

2. Bé thay đổi thế nào?
Đây là lúc bắt đầu của giai đoạn bào thai khi các cơ quan của thai nhi tiếp tục phát triển và lớn lên. Phần lớn các cơ quan của thai nhi như thận, gan, não, phổi đang hoạt động, nhưng sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian còn lại của thai kỳ. Đầu của thai nhi bằng một nửa chiều dài cơ thể, và có một chỗ lồi ra trên trán cho phép não phát triển. Móng tay, móng chân và tóc bắt đầu dễ thấy trong tuần này. Ngón tay không còn có màng nữa. Thai nhi tích cực nuốt dịch màng ối và đạp chân.

3. Bé to chừng nào?
Bé của bạn dài chừng 5cm, kích thước bằng khoảng trái chanh, cân nặng chừng 7gram.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Lần đi khám thứ hai trước khi sinh của bạn diễn ra từ tuần 12 đến 16. Trong lần khám này bác sĩ của bạn có thể thực hiện siêu âm cho phép bạn trông thấy con bạn lần đầu tiên. Một số phụ nữ muốn giữ lại hình siêu âm làm kỷ niệm. Trước khi siêu âm, nên thảo luận với bác sĩ về các điều kiện đảm bảo an toàn. Bác sĩ của bạn có thể dùng một máy siêu âm Doppler để phát hiện nhịp tim của thai nhi. Bác sĩ cũng có thể thảo luận chuyện "thai đạp" với bạn. Đây là cử động đầu tiên của bào thai mà người mẹ cảm nhận được. Bạn có thể sớm cảm thấy thai đạp ngay từ tuần thai 13 đến 16.


5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Dù có thai nhưng bạn có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để giữ cho thân hình cân đối. Dù trước khi mang thai có tích cực luyện tập hay không, bạn cũng cần tham vấn bác sĩ xem loại hoạt động nào là thích hợp nhất cho bạn. Nhiều bác sĩ đề nghị đi bộ và bơi lội vì những hoạt động tập luyện này ít gây ảnh hưởng và có thể áp dụng trong suốt thời kỳ mang thai.

6. Dành cho ba của bé
Phụ nữ mang thai được khuyến khích tập luyện thường xuyên. Hãy trò chuyện với vợ bạn xem có những hoạt động nào cả hai bạn có thể cùng thực hiện, ví dụ như:
• Đi bộ
• Bơi
• Quần vợt
• Chơi gôn
Điều quan trọng là bạn dành thời gian tập luyện cùng nhau.

Mang thai tuần thứ 9


Thai tuần thứ 9
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Cơ thể bạn có thể vẫn bình thường trong mắt mọi người, nhưng nhất định bạn bắt đầu cảm thấy một số thay đổi. Có thể là những biến đổi tâm lý, và/ hoặc bạn có thể thấy tăng chứng ợ nóng và cảm thấy sưng phù nhiều hơn. Đây là những triệu chứng thông thường khi có thai. Ngăn ngừa chứng ợ nóng là cách giải quyết tốt nhất! Bạn có thể tránh chứng ợ nóng bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày thay vì ăn ba bữa đầy đủ theo thông thường. Bạn cũng nên tránh nằm sau khi ăn và tránh các thức ăn có gia vị hay dầu mỡ.

2. Bé thay đổi thế nào?
Tuy vẫn còn rất nhỏ nhưng bé giờ đã sẵn sàng tăng trọng lượng nhanh chóng. Bé bắt đầu trông giống một người tí honvì cuống rốn đã hoàn toàn biến mất ở tuần thứ 9. Mí mắt đã hình thành đầy đủ, đã nhắm lại và sẽ mở ra trong tuần 28. Tất cả các bộ phận của bé như đầu gối, cùi chỏ, vai, mắt cá, cổ tay đang hoạt động và cho phép bé cử động khá tự do trong túi nước ối. Tim của bé bắt đầu đập vào khoảng ngày 24, nhưng giờ thì tim bé đã chia thành bốn ngăn, các van bắt đầu phát triển. Bé của bạn cũng có thể nắm tay và có thể bắt đầu bú ngón tay.

3. Bé to chừng nào?
Bé giờ có kích thước của một quả nho chừng 3,8cm tính từ đầu đến mông và cân nặng khoảng 2.8 gram.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn hơn 35 tuổi hay có bệnh sử gia đình di truyền, như xơ nang, có thể bạn nên tham vấn bác sĩ di truyền. Trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh như thực hiện sinh thiết gai nhau (CVS). Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ tuần 9 đến 12 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Down) và rối loạn di truyền (xơ nang) với độ chính xác cao (98-99%). Dù có khả năng nhận diện rối loạn cao nhưng xét nghiệm này không đo lường được mức độ nghiêm trọng của những rối loạn này.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Vào thời điểm này bạn có thể bắt đầu thấy mệt mỏi. Điều này có thể do những thay đổi của hormone, do khó ngủ ban đêm, hay do phải đối phó với chứng buồn nôn vào buổi sáng. Không ngủ ngon vào ban đêm có thể do tư thế nằm không thoải mái hay do phải đi vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn gặp khó khăn khi nghỉ ngơi, có lẽ bạn nên thay đổi các vị trí nằm ngủ.

6. Dành cho ba của bé
Cố gắng tạo môi trường yên tĩnh, bình yên, thoải mái trong phòng ngủ. Bạn có thể dời góc làm việc và sách vở ra khỏi giường ngủ qua phòng khác. Bạn cũng có thể thay thế các bóng đèn sáng bằng các bóng mờ hơn.

Mang thai tuần thứ 8

Thai tuần thứ 8
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Dù bề ngoài không có vẻ thay đổi nhưng nhiều thay đổi đã diễn ra khắp cơ thể bạn. Trước khi bạn có thai, tử cung có kích thước khoảng bằng nắm tay, nhưng giờ thì nó khoảng bằng quả bưởi. Bạn có thể đã nhận thấy những thay đổi ở ngực. Hai vú có thể mềm và nhạy cảm hơn bình thường. Điều này là hoàn toàn tự nhiên vì cơ thể bạn đang chuẩn bị cho thời kỳ tiết sữa. Một thay đổi nữa đã diễn ra mà có thể bạn không nhận thấy là lượng máu đã tăng 40 đến 50 phần trăm.

2. Bé thay đổi thế nào?
Tất cả những gì có ở một người lớn thì bây giờ cũng có trong phôi. Đôi tai tiếp tục hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Xương bắt đầu hình thành, và các cơ có thể co lại. Ngón chân và ngón tay có màng nhưng đang mọc dài hơn. Các đường nét trên mặt tiếp tục phát triển. Đầu mũi hiện diện và mí mắt cũng đã phát triển hơn. Cuống rốn đang dần biến mất, và cơ thể của bé bắt đầu duỗi thẳng ra.

Khi giới tính của bé đã được xác định, bộ phận sinh dục ngoài vẫn còn đang hình thành và không thể thấy rõ lắm. Bé đang ở cuối giai đoạn phôi và bắt đầu giai đoạn bào thai.

3. Bé to chừng nào?
Phôi dài khoảng 2,5cm và có kích thước chừng hạt đậu.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Bạn có thể đi khám trước khi sinh lần đầu, hay có thể chờ một vài tuần nữa. (Khám trước khi sinh lần đầu tiên thường vào tuần 8 đến 12 từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn). Nếu bạn chưa đi khám sức khỏe trước khi có thai thì lần khám này có thể là một trong những kỳ khám lâu nhất của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về những vấn đề sức khỏe trước đây của bạn bao gồm:
• Những vấn đề về y tế
• Ngày của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng
• Các phương pháp kế hoạch hóa
• Việc phá thai và/ hoặc sẩy thai
• Nhập viện
• Thuốc bạn dùng hay bị dị ứng
• Bệnh sử của gia đình bạn

Bạn cũng có thể được yêu cầu:
• Kiểm tra sức khỏe với một thử nghiệm sinh thiết cổ tử cung, cấy mô cổ tử cung và siêu âm
• Hỏi về bất kỳ vấn đề nào bạn quan tâm

5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Trong khi có mang một số phụ nữ bị da dầu và mụn trứng cá. Nếu bạn mua thuốc không cần kê toa để điều trị, bạn nhất thiết phải biết thành phần thuốc. Nếu thắc mắc về tính an toàn của một loại thuốc nào đó trong khi có thai, tốt nhất hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.

6. Dành cho ba của bé
Nếu nuôi thú cưng, có lẽ bạn phải đảm nhiệm việc chăm sóc chúng khi vợ bạn có thai. Phụ nữ mang thai cần thận trọng với việc thay hộp vệ sinh cho mèo vì có nguy cơ tiếp xúc với bệnh ký sinh trùng toxoplasmosis. Bạn cũng có thể giúp vợ bằng cách mua hoặc chuẩn bị đồ ăn cho chó và mèo.

Mang thai tuần thứ 7

Thai tuần thứ 7
1. Thời điểm bắt đầu mang thai được tính thế nào?
Thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, không phải đến khi bạn thụ thai

2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Các thay đổi trong cơ thể bạn diễn ra từ từ. Mọi người xung quanh thậm chí không hề biết là bạn đang có thai. Trong thời kỳ này, bạn có thể tăng vài ký lô, nhưng bạn cũng có thể sụt vài ký nếu bạn bị buồn nôn vào buổi sáng. Sụt vài ký vào thời gian đầu này là bình thường, và trong vài tuần mọi thay đổi sẽ bắt đầu chuyển sang chiều huớng khác. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng mang thai thời kỳ đầu khác.

3. Bé thay đổi thế nào?
Ở thời điểm này mọi cơ quan quan trọng đã bắt đầu hình thành trong cơ thể bé xíu của phôi. Tóc và nang núm vú đang hình thành, và mí mắt và lưỡi bắt đầu định hình. Có thể nhìn thấy khuỷu tay và ngón chân rõ ràng hơn vì thân mình bắt đầu thẳng ra.

4. Bé to chừng nào?
Thai nhi của bạn dài khoảng 1.9cm vào cuối tuần này và nhẹ hơn một viên thuốc aspirin.

5. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu vẫn chưa chọn được một bác sĩ hay bà mụ, đây là lúc bạn phải quyết định. Hãy đọc thông tin của chúng tôi về cách chọn người chăm sóc thai kỳ cho bạn và nên làm gì với lần khám đầu tiên trước khi sinh.

Vào lúc này, bạn bước vào thời kỳ 3 tháng đầu và có thể bắt đầu bị buồn nôn vào buổi sáng do lượng hormone trong cơ thể bạn gia tăng. 70% đến 80% phụ nữ có thai đều bị một dạng buồn nôn vào sáng sớm nào đó. Nếu hiện tượng trở nên qúa nghiêm trọng, bạn liên tục ói mửa và không nén lại được, hãy tham khảo bác sĩ về khả năng bị chứng nôn tháo (hyperemesis) trong thời kỳ mang thai.

6. Để thai kỳ thoải mái hơn
Đây là một số mẹo vặt có ích giúp bạn vượt qua chứng buồn nôn vào sáng sớm:
* Ăn nhiều bữa nhỏ.
* Ăn bánh xốp soda 15 phút trước khi thức dậy.
* Nghĩ ngơi và ngủ những giấc ngắn nhiều lần trong ngày.
* Hít chanh hoặc gừng, uống nước chanh, hoặc ăn dưa hấu để giảm buồn nôn.
* Ăn khoai tây chiên muối (có tác dụng làm dịu bao tử, giúp bạn ăn được).
* Không bỏ bữa ăn hoặc nằm sau khi ăn.
* Không nấu hay ăn thức ăn cay.
* Uống vitamin B6 (50mg) mỗi ngày.
* Hỏi bác sĩ về việc uống thêm chất bổ sung.

7. Dành cho ba của bé
Bàn bạc với vợ bạn về các cuộc hẹn khám trước khi sinh mà cô ấy muốn bạn cùng đi. Nhiều cặp vợ chồng thích đi với nhau đến tất cả các buổi khám, trong khi những cặp khác chỉ cùng nhau đến các cuộc khám quan trọng như siêu âm màu. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và đừng quên đánh dấu lịch hẹn của bạn.

Mang thai tuần thứ 6

Thai tuần thứ 6
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Bạn có thể nhận thấy bạn tăng vài ký, trong khi các phụ nữ mang thai khác có thể sụt ký. Bạn có thể thấy những thay đổi ở ngực gồm căng ngực, núm vú thâm quầng và căng lên. Bạn cũng bắt đầu bị ợ chua, đây là triệu chứng thông thường trong thời kỳ mang thai. Một số phụ nữ bị chảy máu trong khi mang thai, điều này có thể không có vấn đề gì. Xuất hiện các chấm (thấy nhiều chấm trong máu ở đồ lót hoặc giấy vệ sinh khi bạn đi vệ sinh) có thể kèm theo chuột rút. Bạn có thể tham khảo nhân viên chăm sóc nếu chảy máu nhiều như trong chu kỳ kinh hoặc nếu chuột rút nặng hơn chu kỳ bình thường. Đây có thể là dấu hiệu sẩy thai.

2. Bé thay đổi thế nào?
Bắt đầu hình thành phổi, hàm, mũi, và vòm miệng. Cùm bàn tay và chân có cấu trúc giống mạng nhện sẽ trở thành ngón tay và ngón chân. Não tiếp tục hình thành nên các bộ phận phức tạp. Ở thời điểm này, siêu âm bên ngoài có thể dò và nghe thấy nhịp tim.

3. Bé to chừng nào?
Thai nhi của bạn dài khoảng 1.27cm.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Biết tên nhóm máu của bạn và chồng bạn trong thời kỳ mang thai là việc rất quan trọng. Mỗi người thuộc một trong bốn nhóm chính: A, B, AB hoặc O. Nhóm máu do các dạng kháng nguyên trên tế bào máu quy định. Kháng nguyên là các protein trên bề mặt của tế bào máu có thể tạo ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch. Thành phần Rh là một dạng protein trên bề mặt tế bào máu đỏ. Phần lớn chúng ta có thành phần Rh là có Rh dương tính. Những người không có thành phần Rh là Rh âm tính.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Một số phụ nữ e ngại rằng uống vitamin trước trước khi sinh làm bao tử khó chịu. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn có thể uống vitamin khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu vẫn còn khó chịu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý.

6. Dành cho ba của bé
Vợ bạn có thể đang phải chịu đựng chứng buồn nôn vào sáng sớm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp vợ đối phó với cơn buồn nôn và ói mửa rất thông thường trong thời ky 3 tháng đầu. Một số điều hữu ích mà bạn có thể làm:
* Nấu ăn (hay mua thức ăn nấu sẵn về)
* Giúp lau dọn nhà bếp.
* Đi mua đồ.

Mang thai tuần thứ 5


1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Vẫn chưa có bất kỳ thay đổi nào đáng kể trong thời điểm này. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhiều triệu chứng thai kì hơn như buồn nôn vào buổi sáng. Khoảng 50% phụ nữ mang thai có triệu chứng này. Chứng buồn nôn vào buổi sáng thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kì, nhưng giờ là lúc bạn nên bắt đầu chuẩn bị cách thức đối phó với việc đó.

Buồn nôn có thể xảy ra vào buổi sáng, suốt cả ngày hay vào chiều tối. Để đối phó với việc buồn nôn thường xảy ra trong giai đoạn đầu thai kì, hãy đọc những chỉ dẫn của chúng tôi về cách hạn chế nó. Nếu triệu chứng này quá trầm trọng đến nỗi bạn thường xuyên nôn mửa mà không dừng được, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về khả năng bị ốm nghén quá mức.

 2. Bé thay đổi thế nào?
Bào thai trông giống một con nòng nọc hơn là hình hài một em bé. Tim thai đã bắt đầu đập nhịp đều đặn và các bộ phận như tai, mắt đang hình thành. Khung xương của thai cũng đang bắt đầu định dạng.

3. Bé to chừng nào?
Bào thai vẫn còn rất nhỏ, nhưng vào cuối tuần này thai sẽ có chiều dài khoảng 6.3 mm.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn nên chọn bác sĩ và nữ hộ sinh nào thì bạn nên xem lại danh sách và quyết định chọn một người thôi.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Bạn có thể sẽ tự hỏi là cần phải đạt cân nặng bao nhiêu. Trường Đại học Phụ sản và Bệnh sản của Mỹ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tăng thêm từ khoảng 11 đến 16kg. Đây là mức bình thường trong suốt thai kì. Những phụ nữ thiếu cân nên đạt thêm khoảng 15kg trong khi những người thừa cân cần tăng thêm khoảng 8kg. Xin xem thêm chi tiết về phần Cân nặng thai kì.


6. Dành cho ba của bé
Cố gắng giúp vợ những việc đơn giản như quét nhà, đổ rác, rửa chén bát dù vợ bạn không yêu cầu!

Mang thai tuần thứ 4

Mang thai tuần thứ 4
Thai tuần 4

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Bạn có thể có những triệu chứng đầu thai kì như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc những thứ khác. Bạn nên biết rằng những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng mà bạn có thể có trước kì kinh. Những người phụ nữ khác thì chẳng có triệu chứng nào cả ngoại trừ trễ kinh hoặc kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn mất kinh, hãy dùng que thử thai. Đây là cách phát hiện thai sớm nhất tại nhà.

2. Bé thay đổi thế nào?
Tế bào hợp tử lúc này hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hóc môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.

3. Bé to chừng nào?
Thời điểm này bào thai vẫn rất nhỏ, chiều dài khoảng từ 0.35 đến 1 mm.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu chu kì kinh của bạn trễ hoặc bất thường, bạn nên dùng que thử thai tại nhà. Nếu kết quả là dương tính thì bạn hãy lên lịch khám với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ khám cho bạn cho đến khi thai đạt độ tuổi 8 đến 12 tuần. Nếu kết quả âm tính mà chu kì của bạn vẫn trễ, hãy đợi một tuần nữa trước khi thử lại.

Sau khi mất kinh, một số phụ nữ phải mất từ 2 đến 3 tuần mới phát hiện được hóc môn thai nghén trong cơ thể. Bạn cũng cần tìm một bác sĩ phụ sản và quyết định sẽ sinh con ở đâu. Nhiều bác sĩ phụ sản và nữ hộ sinh sẽ cho phép bạn sắp xếp cuộc hẹn để gặp và tham khảo ý kiến của họ trước khi bạn chọn bác sĩ riêng của mình. Xin xem thêm chi tiết về cách chọn bác sĩ phụ sản ở phần thông tin lựa chọn sinh con của chúng tôi.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Nếu bạn chưa bắt đầu chế độ tập luyện hãy hỏi chỉ dẫn từ bác sĩ phụ sản của bạn. Kể cả khi bạn đã luyện tập thường xuyên, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các bài tập luyện suốt thai kì. Hãy xem thông tin của chúng tôi về những hướng dẫn tập luyện trong thời gian này, hiệu quả của việc tập luyện, những bài tập tốt nhất và những dấu hiệu cảnh báo trong tập luyện.

Bạn cũng nên cẩn thận với các loại thuốc sử dụng trong suốt thai kì. Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi trước khi uống các loại có kê đơn hay mua trực tiếp từ nhà thuốc. Bạn nên uống vitamin dành cho phụ nữ có thai chứa ít nhất 0.4mg axít folic. Loại vitamin này thường chứa từ 0.8 đến 1mg axít folic và cũng có làm lượng sắt cao. Cả hai loại đều quan trọng cho cơ thể mẹ và con.

6. Dành cho ba của bé
Nên tiếp tục bày tỏ những lo lắng và hồi hộp của bạn về việc vợ thai nghén. Hãy chia sẻ tin mình sắp làm cha mẹ với gia đình và bè bạn. Một số cặp vợ chồng thích thông báo tin vui ngay lập tức, trong khi số khác thích đợi cho đến khi họ có kết quả chắc chắn từ lần khám thai đầu tiên. Hãy thảo luận xem nên báo tin vui bây giờ hay nên đợi thêm một thời gian nữa.

Mang thai tuần thứ 3

Mang thai tuần thứ 3
Tuần thứ 3 mang thai

1. Thai kì được tính như thế nào?
Thường có nhiều nhầm lẫn khi bàn về cách tính thai kì. Vì hầu hết phụ nữ không biết khi nào họ thụ thai nên thời điểm có thai luôn được tính từ ngày thứ nhất của của chu kì kinh vừa qua. Nếu tính theo cách này thì thai kì sẽ kéo dài khoảng 40 tuần.

Để biết thêm chi tiết về cách đo thai kì, vui lòng xem thông tin của chúng tôi về cách tính tuổi thai.

2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Nhiều phụ nữ không thấy thay đổi gì cả, nhưng một số lại có cảm giác đau râm ran và tăng tiết dịch âm đạo. Trong quá trình rụng trứng, một trứng chín muồi tách ra từ hai buồng trứng sẽ bắt đầu đi từ vòi Fallope (ống dẫn trứng) đến tử cung. Tinh trùng di chuyển qua tử cung để thụ tinh với trứng trong vòi Fallope. Chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một trứng. Cả tinh trùng và trứng bao gồm 23 nhiễm sắc thể khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra một hợp tử gồm 46 nhiễm sắc thể. Khi đã đậu thai, giới tính, màu mắt, màu tóc, và nhiều yếu tố khác của bào thai đã được quyết định. Hợp tử tiếp tục di chuyển qua vòi Fallope đến tử cung và ở đây nó sẽ dính chặt vào lớp niêm mạc tử cung. Để có thêm thông tin về quá trình rụng trứng, xin đọc Những thắc mắc về quá trình rụng trứng.

3. Bé thay đổi thế nào?
Tế bào hợp tử tiếp tục phát triển và nhân lên nhanh chóng tại thời điểm này. Một phần của nó sẽ tạo thành nhau thai. Nhau thai sản sinh ra chất HCG - một loại hóc môn màng đệm nhau thai được tìm thấy khi thử thai. Nước ối cũng bao quanh các tế bào để bảo vệ và làm màng đệm cho bào thai trong suốt thai kì. Một số sự phát triển cơ bản trong giai đoạn này bao gồm não,cột sống, tim và đường ruột

4. Bé to chừng nào?
Phôi thai lúc này rất nhỏ và trông giống một nhóm tế bào hơn là hình hài của một em bé. Kích cỡ chỉ bằng một đầu kim và dài xấp xỉ 0.15 mm. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu phôi thai không nằm trong cơ thể mẹ.

5. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Tập thể dục rất quan trọng trong suốt thai kì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hay tiếp tục chế độ tập luyện. Trong hầu hết các tình huống, nếu bạn đã và đang tập luyện thì bạn có thể tiếp tục lối sống năng động của mình. Xem danh sách liệt kê những bài tập luyện tốt nhất của chúng tôi. Mọi việc bạn làm, tích cực hay tiêu cực, đều ảnh hưởng đến bào thai.

Bạn cần phải tránh rượu, ma túy, một số thuốc, các loại thức ăn cần kiêng cữ, chất kích thích và thuốc lá. Dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong đầu thai kì. Axít folic và những dưỡng chất và vitamin khác đều cần thiết cho sự phát triển của bào thai và một thai kì khỏe mạnh. Một chế độ ăn cân bằng có lượng đạm và canxi cao rất tốt cho cả mẹ và con. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ để nhận những lời khuyên về chế độ ăn hợp lí.

6. Để thai kỳ thoải mái hơn
Giai đoạn này cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi đột ngột và điều này có thể là một thời điểm tuyệt vời. Nhớ đừng quên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Hãy tận hưởng niềm vui làm mẹ.

7. Dành cho ba của bé
Cả vợ lẫn chồng sẽ đều có những lo lắng trong suốt những tuần kế tiếp dù đã lên kế hoạch kĩ càng cho việc có con. Hãy cùng cởi mở thảo luận về những lo lắng đó. Hãy hỏi han để vợ bạn cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Dành thời gian lên những kế hoạch nho nhỏ để giúp đỡ và làm cô ấy ngạc nhiên trong suốt 37 tuần tới.

Mang thai tuần 1 và 2

Mang thai tuần thứ 1 và 2
Mới mang thai

1. Làm thế nào để tính tuổi thai?
Tính tuổi thai từ lúc em bé bắt đầu hình thành quả là khó khăn! Sự phát triển của bào thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, cho dù phải đến 2 tuần sau bào thai mới hình thành. Sở dĩ tuổi thai được tính từ ngày này là vì mỗi khi đến chu kỳ kinh, cơ thể của người phụ nữ đều chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, đa số tuổi thai trung bình là 280 ngày. Tính tuổi thai từ ngày đầu của kỳ kinh cuối là một tiêu chuẩn đo lường giúp cho nhân viên viên y tế theo dõi thai kỳ vì rất khó để biết chính xác khi nào bắt đầu thụ thai. Để biết thêm chi tiết, hãy xem những thông tin của chúng tôi về cách tính tuổi thai.

2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Thai kỳ của bạn đã bắt đầu, nên bạn hãy nghĩ về việc mang thai. Thời điểm rụng trứng là điều quan trọng nhất bạn cần phải biết nếu mong muốn có thai. Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.

Vài điều bạn cần biết về sự rụng trứng:
+ Một trứng sống được 12-24 giờ sau khi rụng.
+ Thường chỉ một trứng rụng vào mỗi chu kỳ rụng trứng.
+ Sự rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, bệnh tật, hay bất cứ sự thay đổi nào.
+ Một số phụ nữ có thể thấy những đốm nhạt màu trong giai đoạn rụng trứng.

Làm thế nào để theo dõi sự rụng trứng?
Chu kỳ hàng tháng của phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sau. Trung bình một chu kỳ kinh bình thường kéo dài từ 28-32 ngày. Ngày đầu tiên của chu kỳ rụng trứng trùng với ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Đa số sự rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 11- ngày 21 của chu kỳ. Thời điểm này thường được gọi là "thời điểm thụ tinh" hay "giai đoạn thụ tinh" của chu kỳ kinh, vì vậy giao hợp ở thời điểm này có nhiều cơ hội thụ thai nhất. Để biết thêm thông tin về việc theo dõi rụng trứng như thế nào, hãy xem thêm phần kiến thức về thụ tinh, rụng trứng, và cách tính ngày rụng trứng.

3. Bé to chừng nào
Chưa có gì cả, nhưng hãy kiên nhẫn vì bào thai đang hình thành.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Cần có những thay đổi về cách sống để tăng khả năng thụ thai và sinh một em bé khỏe mạnh. Cần tập thể dục đầy đủ và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên uống thêm vitamin và ngưng sử dụng:
+ Cà phê
+ Chất đường tổng hợp
+ Rượu
+ Thuốc kích thích
+ Nicotine

Nếu như cần uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Để biết thêm chi tiết về dinh dưỡng trong thai kỳ, hãy xem phần thông tin về dinh dưỡng tiền thai kỳ.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Điều quan trọng nhất cần làm khi biết mình có thai là hãy sinh hoạt đúng cách, lành mạnh. Bởi vì sự thụ thai đã hình thành từ một tuần trước khi bạn nhận được nó nên sống lành mạnh ngay từ bây giờ sẽ bảo vệ bạn và em bé của bạn khỏi những chất độc và tác động có hại.

6. Dành cho ba của bé
Những người chồng thường không cảm nhận được vai trò của mình vào thời điểm này. Tuy nhiên, sức khỏe và cách sống của bạn cũng ảnh hưởng đến đứa con tương lai của bạn. Bạn nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng, thuốc men, và thói quen như: hút thuốc, uống rượu, bất cứ loại thuốc nào. Bất cứ loại vitamin nào cũng có tác dụng tốt cho người đàn ông trong giai đoạn trước thai kỳ.

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Giadinh.net - Ra nhiều mồ hôi trong một số trường hợp là có lợi, (khi người bệnh đang bị một cơn sốt nóng hành hạ, việc toát mồ hôi sẽ giúp người bệnh thấy mát mẻ, dễ chịu hơn). Nhưng phần lớn trường hợp ra mồ hôi trộm ở trẻ là có hại.

Tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi thải ra nhiều mồ hôi.

Nhưng trẻ em ra nhiều mồ hôi không tốt vì khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn.

Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Để hạn chế tình trạng ra mồ hôi “trộm” ở trẻ, các bà mẹ cần lưu ý:

- Giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, bổ sung các chất mát. Cho trẻ chơi đùa dưới bóng râm và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.

- Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt như là mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển... Trong các loại trái cây cũng có một số được coi là thức ăn “nóng” như mít, sầu riêng, xoài... Các thức ăn này nhiều năng lượng nhưng lại sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc mụn ngoài da.

- Dùng thêm các chất mát, tức rau tươi, trái cây (trừ những loại quả “nóng”) hoặc các loại thảo mộc như actiso, rau má, cải bẹ... Cần kiên nhẫn dùng trong nhiều ngày.

Tám mẹo giúp bạn chăm sóc trẻ mới tập đi đến dưới 2 tuổi

Bạn không còn linh hoạt trong trạng thái thiếu ngủ. Bạn nhớ rõ là còn tã lót phải giặt và lúc này con bạn đang bắt đầu quấy khóc, đòi hỏi được quan tâm. Lòng kiên nhẫn của bạn tan biến và đôi khi bạn ước gì có một cái nút để bạn bấm vào và làm cho con của bạn yên lặng vài phút… Thời điểm thật kinh khủng phải không?

Bạn còn nhớ những giây phút vui vẻ không? Khi bạn có thể ngồi trên khoang tàu đọc sách hàng giờ mà không bị làm phiền…khi bạn hẹn hò với chồng bạn mà không phải quan tâm đến các vấn đề tài chính….khi bạn thậm chí không phải để ý đến người trông trẻ… khi bạn có thể tắm biển bất cứ khi nào thấy thích…và khi thậm chí cả sinh linh nhỏ bé này cũng không tồn tại trong cuộc đời bạn và bạn xem việc làm mẹ như một cuộc phiêu lưu mà bạn sắp bắt đầu, là một bức tranh chuyển động nhẹ nhàng, đáng yêu với màu hồng của tình yêu trông thật lôi cuốn, hấp dẫn.

Giờ đây cuộc sống của bạn trở nên phức tạp hơn cả mớ bòng bong, trong đó bạn là nghệ sĩ tung hứng nhưng lại không có đủ tay. Ai biết điều đó? Đừng lo – tất cả các ông bố bà mẹ mới đều phải trải qua hoàn cảnh đó, rồi trở nên yêu thương những điều đó và đôi khi tự hỏi 18 năm là quãng thời gian dài như thế nào hoặc tôi đã dấn thân vào việc gì đây.

8 mẹo chăm sóc trẻ mới biết đi đến dưới 2 tuổi


1. Hãy nhớ cử động chậm như con trẻ, theo dõi trẻ cẩn thận và luôn ngạc nhiên với những gì trẻ làm, tất cả những gì trẻ học hỏi và trải nghiệm. Hãy để trẻ đưa bạn vào thế giới tuổi thơ với những bất ngờ và thú vị.

2. Tôn trọng sự độc lập của trẻ. Hãy xem trẻ đối phó với những sự việc xảy ra. Tán thưởng sự khéo léo của trẻ, thưởng thức sự sáng tạo của trẻ. Hãy quan sát xem cách trẻ xoay xở trong ngày. Tất cả đều mới mẻ và đầy thử thách đối với bạn và con của bạn.

3. Thông cảm với tâm trạng của trẻ.
Đánh giá cao những nỗ lực của trẻ để hòa hợp với thế giới xung quanh. Hiểu những khó khăn và thất vọng của trẻ và tránh gây ra những điều này. Hãy quan sát dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói, cô đơn, mệt, cần thay đồ hoặc nản chí, và cố gắng tránh những điều này bằng cách dự đoán trước tình hình và dự phòng bằng những món ăn nhẹ bổ dưỡng, chú ý đến giấc ngủ ngắn khi cần thiết để trẻ nạp năng lượng.

4. Tránh trường hợp “khuyến khích quá mức” khiến trẻ hoạt động quá nhiều hoặc tiếp xúc với quá nhiều âm thanh hoặc hình ảnh kích thích, vì trẻ sẽ phải bộc lộ bằng cách tức giận, la hét hoặc có các hành vi thái độ khác cho thấy bạn đã thúc ép trẻ quá nhiều hoặc trẻ cần phải nghỉ ngơi, yên tĩnh

5. Nên khuyến khích các thành viên trong gia đình ra ngoài thư giãn.
Khi bạn quá xúc động bạn không thể phản ứng một cáchnhẹ nhàng. Hãy đi đâu đó và ngồi xuống, hình dung xem điều gì khiến bạn phiền lòng và bạn muốn giải quyết điều đó như thế nào. Sau đó trở lại với gia đình bạn và chia sẻ với họ những suy nghĩ của bạn. Mọi người sẽ trở lại tâm trạng vui vẻ. Bất kỳ ai trong gia đình cũng có thể yêu cầu người khác đi ra ngoài thư giãn, để bình tĩnh lại, sau đó tất cả lại có thể vui vẻ bên nhau. Đó không phải là hình phạt, mà đó là lúc bạn có thể tự mình tĩnh tâm lại và quay về với thái độ khác, đúng đắn hơn.

6. Trẻ đang tập đi đến dưới 2 tuổi là những sinh vật vô cùng hiếu động. Bộ não của chúng hoạt động với một tốc độ khác thường. Trẻ bị thôi thúc bởi sự hiếu kỳ - đừng ngăn cản, đó là cách trẻ học hỏi. Hãy khuyến khích trẻ khám phá theo những cách an toàn. Tán thưởng cách trẻ hoạt động.

7. Hãy chú ý đến con của bạn. Trả lời đầy đủ tất cả những câu hỏi của trẻ để bạn có thể chia sẻ kiến thức và hiểu biết của bạn về thế giới với con.

8. Quan tâm chăm sóc, tôn trọng con và trở thành một bậc phụ huynh thú vị
- luôn ngạc nhiên và hiểu biết. Sự tôn trọng đó bao gồm cả việc lắng nghe, cân nhắc, yêu thích, thưởng thức và hình thành mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau với con của bạn.

Diễn biến phát triển của trẻ lên hai tuổi: Xử lý cảm xúc lớn

1. Trẻ hai tuổi con bạn lúc này:
Một đứa trẻ chưa đến tuổi đi học thường bộc lộ tình cảm ra ngoài - và trong giọng nói, nắm đấm, giậm chân và những giọt nước mắt cá sấu. Bạn hiếm khi phải đoán trạng thái cảm xúc của một trẻ 2 tuổi. Biểu lộ cảm xúc là việc lành mạnh, thậm chí khi chúng không phải là những cảm xúc vui vẻ. Do vậy, đừng cảm thấy rằng bạn phải nhanh chóng xoa dịu trẻ khi nó vừa mới hờn dỗi hay sụt sịt khóc. Hãy để cho trẻ biết rằng thỉnh thoảng thì buồn cũng là điều bình thường - đơn giản đó là một phần của cuộc sống. Vội vã lao vào chế ngự nỗi buồn mang lại một thông điệp không đúng về cảm giác buồn hay bực bội. Giải quyết mọi vấn đề dùm con bạn cũng lấy mất đi cơ hội của trẻ xử lý vấn đề thông qua các cảm nhận riêng của nó.

2. Bạn có thể làm gì:
Hãy làm cho trẻ bộc lộ cảm xúc. "Con bực mình với mẹ vì mẹ nói hôm nay không đi chơi công viên!". Để cho trẻ biết bạn cũng có chung cảm giác, ví dụ như: "Con cảm thấy buồn khi tạm biệt bà. Và mẹ cũng cảm thấy buồn như vậy". Nếu như trẻ la hét hay đánh đấm khi nó giận hay bực bội, chỉ cho trẻ các cách có thể chấp nhận được để trút bỏ cảm xúc của nó như đấm vào gối hay giậm chân.

3. Cuộc sống của bạn lúc này:
Nếu bạn thấy bản thân đang gắng sức vì "hai năm kinh khủng" đó, hãy thư giãn. Đó là năm thứ hai của cuộc sống (năm mà bạn vừa trải qua) mà trong đó cuộc sống càng ngày càng thử thách hơn. "Hai năm" thực sự có xu hướng hơi êm ả hơn và thậm chí là vui vẻ hơn. Bây giờ con bạn có thể đi lại tự tin và chơi đùa mà ít cần sự giúp đỡ. Con bạn có thể diễn đạt mong muốn của nó tốt hơn trước và hiểu hơn những điều nó có thể nói. Và sự tò mò vô hạn của nó ít ra cũng được cân bằng một chút do nó đã hiểu biết hơn về các quy luật.

Những đứa trẻ hai tuổi luôn thử nghiệm các giới hạn và không đồng ý với bố mẹ, nhưng chúng dần dần mong muốn làm vui lòng bạn. Chúng muốn tốt lên! Chúng muốn giúp đỡ! Những lề thói hàng ngày và sự kiên định trong đáp ứng của bạn giúp trẻ học nắm vững tình hình và giữ cho cuộc sống hàng ngày êm ả.

Diễn biến phát triển của trẻ lên hai tuổi: Hiểu nơi chốn là gì

1. Trẻ 2 tuổi con bạn lúc này:
Một đứa trẻ mới biết đi chập chững chỉ nhận thức những gì đang diễn ra ngay phía trước nó. Nhưng ở tuổi lên hai, trẻ có thể hiểu được những sự sắp xếp có liên quan của các sự vật và sự hiểu biết của nó về không gian phát triển trong khoảng thời gian giữa 2 tuổi và 2 tuổi rưỡi. Đây không phải là hiểu biết của trẻ về vũ trụ mà là về nơi chốn của con người và sự vật trong thế giới riêng nhỏ bé của nó. Hiểu biết này bao gồm các khái niệm như "ở kia", "ở đâu", "bên trong", "bên ngoài", "đi khỏi", "gần", "xa", "đường lên trời", "trên", "dưới". Trẻ đang đạt đến nhận thức tốt hơn về kích cỡ, số lượng và các mối quan hệ không gian khác.

2. Bạn có thể làm gì:
Bạn có thể thấy được sự nắm bắt mới mẻ này trong những từ ngữ mà trẻ tiếp nhận được và trong khả năng đang dần phát triển để làm theo các chỉ dẫn: "Lấy quả bóng nằm ở trong góc" "Nhìn lên đầu giường" Vài cách để tăng cường sự hiểu biết mới mẻ này:
• Nói cho trẻ biết những người thân đang ở đâu khi họ không có mặt bên cạnh trẻ: "Ba đang đi làm", "Bà đang sống ở xa"
• Đưa ra một chuỗi các hướng dẫn đơn giản bao gồm các phương hướng khác nhau, như là: đầu tiên là đặt đồ chơi lên ghế, sau đó đặt dưới ghế và sau đó thì đưa lại cho bạn.
• Hỏi những câu gợi ý cho đứa trẻ nghĩ về vị trí "Con chim sống ở đâu?", "Máy bay bay ở đâu?", "Cửa nằm ở đâu?" (Đừng hi vọng sẽ luôn có câu trả lời đúng hay biến nó thành một trò chơi đố, chỉ đưa ra câu hỏi như là một phần của cuộc đàm thoại hàng ngày của bạn)

3. Cuộc sống của bạn lúc này:
Một khi trẻ chưa đến tuổi đến trường của bạn ít ngủ hơn vào buổi sáng thì những giấc ngủ buổi chiều trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giảm các việc lặt vặt mà bạn phải làm liên tục và để ý đến chiếc đồng hồ. Cố gắng ở nhà vào giờ ngủ của trẻ. Những đứa trẻ ngủ trên ghế trong xe hơi hay ghế đẩy cũng có thể nghỉ ngơi được nhưng chất lượng giấc ngủ không giống như khi chúng ngủ trên giường

Diễn biến phát triển của trẻ lên hai tuổi: Cao và săn chắc

1. Trẻ 2 tuổi con bạn lúc này:
Đây là lúc nên giảm bớt chất béo. Viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng một khi con bạn lên hai tuổi, bạn nên giảm bớt việc hấp thu lượng chất béo đến mức ít hơn 30% calo mỗi ngày. Bạn không phải quá sốt sắng kiểm soát lượng chất béo hấp thu vào mà chỉ cần chuyển từ việc uống toàn sữa sang uống thêm thứ khác và tìm loại pho mát ít béo hơn, ya-ua và kem. Đối với phần còn lại trong chế độ ăn uống của trẻ, nên cung cấp một chế độ ăn cân bằng bao gồm đầy đủ ngũ cốc, thịt nạc hoặc các loại đậu, trái cây và rau xanh. Đừng cắt giảm hoàn toàn các chất béo, sự phát triển cơ thể và trí não của trẻ chưa đến tuổi đến trường của bạn phụ thuộc vào các chất béo này để phát triển hoàn thiện. Nhiều sản phẩm từ sữa chứa chất béo cũng là nguồn canxi tuyệt vời.

2. Con bạn sẽ sớm trông giống như "một đứa trẻ to con" khi tay chân và thân hình của nó bắt đầu dài ra và vóc dáng của nó giống như vóc dáng của người trưởng thành. Trẻ cao thêm khoảng 2,5 inch (6cm) và nặng thêm 5 pound (2,5kg) trong độ tuổi này. Nếu như bạn lo lắng trẻ của bạn bị béo phì, hãy trao đổi với bác sĩ hơn là tự mình áp đặt việc giới hạn chế độ ăn uống của trẻ. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khác với người lớn, do vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Cuộc sống của bạn lúc này:
Trẻ của bạn rất thích nghe chuyện! Do vậy, hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện với con. Nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ chưa đến tuổi đi học được mẹ thường xuyên trò chuyện sẽ hình thành một số lượng từ vựng lớn. Và những trẻ có bố thường xuyên nói chuyện với chúng sẽ phát triển từ vựng còn nhiều hơn nữa. (Các nhà nghiên cứu nói rằng: Các bà mẹ thường dùng những từ để khuyến khích và an ủi rút ra từ thế giới riêng của trẻ, trong khi các ông bố thích nói về những mối quan hệ ít quen thuộc hơn).

Diễn biến phát triển của trẻ lên hai tuổi: Nói chuyện

1. Trẻ hai tuổi con bạn lúc này:
Vốn từ vựng của trẻ chưa đến tuổi đi học đang dần phát triển thành cuốn từ điển dày. Một trẻ 24 tháng tuổi thông thường biết khoảng từ 50 đến 75 từ và đang tiến lên giai đoạn quan trọng tiếp theo: xâu chuỗi các từ thành nhóm từ và câu. Các câu có 2 từ gồm danh từ và động từ là những câu tiêu biểu đối với trẻ lên hai như" bé ngủ" và "muốn sữa". Theo thời gian thì trẻ cũng có thể bắt đầu diễn đạt bằng các câu dài hơn. Nếu như trẻ con bạn sử dụng ít hơn 20 từ, nên đưa bé đi kiểm tra các vấn đề về thính giác. Các câu đầu tiên thường là những câu ngắn (hai hoặc ba từ) và đi thẳng vào vấn đề: "Mẹ, giúp", "Ba, chơi bóng". Hay một đứa trẻ chưa đến tuổi đi học có thể bắt chước một nhóm từ nó thường nghe như: "Đi nào, tạm biệt", hay "Tất cả đi rồi"

2. Vài cách để khuyến khích trẻ hai tuổi con bạn nói thành câu:
• Tập trung vào những cụm từ cơ bản nhất trong câu trả lời của bạn: "Con muốn mẹ giúp con mang bít tất" và "Được rồi, bố sẽ chơi bóng với Lucy"
• Đừng sửa lỗi văn phạm của trẻ. Chỉ lặp lại câu đó và sử dụng từ đúng một cách tình cờ, nhưng hãy còn quá sớm để chỉ ra lỗi sai.
• Đừng khăng khăng bắt trẻ lập lại một câu đúng và đầy đủ. Việc nhắc đứa trẻ nói: "Con có thể nói 'Mẹ, giúp con mang đôi tất này" hay không?" chỉ phá vỡ quy trình và làm trẻ con bạn bực bội mà thôi.
• Thường xuyên đọc sách theo một cách thức tương tác giữa bạn và trẻ, hỏi trẻ những gì mà nó thấy trên trang sách hay những gì mà nó nghĩ sẽ xảy ra tiếp theo.

3. Cuộc sống của bạn lúc này:
Nếu bạn cảm thấy căn nhà của bạn đang ngày càng bừa bộn cùng với con bạn thì đó không phải là cảm nhận của riêng bạn. Trẻ chưa đến tuổi đi học không chỉ ngày càng đòi có thêm đồ chơi như toa xe lửa, trò chơi, bộ sưu tập xe hơi cùng với nhiều thứ khác mà chúng còn thích lật tung lên và trộn lẫn với nhau. Những thùng đựng riêng cho mỗi loại đồ chơi giúp giữ cho mọi thứ có tổ chức (Hộp tã giấy rỗng là cách không tốn nhiều tiền để cất giữ những đồ chơi nhỏ hơn). Tiết kiệm thời gian thu dọn bằng cách chỉ đưa ra một hoặc hai thùng đồ chơi cùng một lúc. Việc này giữ cho cho các món đồ chơi thú vị hơn và sàn nhà gọn gàng hơn.

Ngày đầu tiên đi nhà trẻ: Tổng quan

Sẽ không có cách nào tránh được sự lo lắng về ngày đầu tiên cho con đi nhà trẻ, nhưng bạn có thể giảm thiểu sự lo lắng bằng cách chuẩn bị - và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn! Chúng tôi đã phối hợp tạo ra một kế hoạch về những gì bạn cần làm để bảo đảm rằng bạn và con bạn được chuẩn bị đầy đủ.

Mặc dù bài viết này tập trung vào 3 nhóm trẻ là trẻ còn ẵm ngửa, trẻ mới biết đi chập chững và trẻ chưa đến tuổi đi học nhưng các nguyên tắc hướng dẫn này cũng có thể được áp dụng cho bất kỳ nhóm tuổi nào. Nào, chúng ta hãy bắt đầu.

Dưới đây là một số hướng dẫn nên áp dụng cho mọi nhóm tuổi.

Hỏi nơi cung cấp dịch vụ giữ trẻ - Luôn luôn trao đổi với họ về những thứ cụ thể mà bạn cần mang theo. Ví dụ, một vài nơi yêu cầu một tấm hình chụp con bạn (hoặc con bạn cùng gia đình) để xác định ai sẽ đón trẻ.

Các hướng dẫn - Bạn nên viết ra các chỉ dẫn nếu con bạn cần bất kỳ sự chăm sóc đặc biệt nào. Ví dụ, ghi ra nếu con bạn cần là một sự pha trộn đặc biệt của sữa bột và nước hoặc nếu đứa con mới biết đi của bạn chỉ có thể đi ngủ khi được trùm mền phủ khắp người.

Chủng ngừa - Đối với tất cả các dịch vụ giữ trẻ, đặc biệt là các nơi giữ trẻ ở trung tâm, bạn nên cung cấp cho họ một cuốn sổ ghi lại các thông tin về chủng ngừa mới nhất của trẻ.

Đánh dấu - Nhớ đánh dấu bằng cách ghi tên con bạn lên mọi thứ mà trẻ mang đến trung tâm như gồm thuốc, thức ăn trưa, bánh snack, chăn gối, quần áo... Ngoài các vật dụng được liệt kê ở trên, bạn cũng nên xem xét cách bạn làm quen với việc đưa con bạn đến nhà trẻ vào ngày đầu tiên. Điều này sẽ trở nên tương đối dễ dàng nếu như bạn đứng nhìn trẻ đi vào và hôn tạm biệt nó, đó cũng là cách bạn trở nên yên tâm hơn với trung tâm.

Để yên tâm hơn cho cả bạn và con bạn, hãy xem xét một phương pháp theo từng bước như sau:
  • Một vài ngày trước "ngày đi nhà trẻ chính thức", đưa trẻ đến trung tâm và để nó ở lại từ 1 đến 2 giờ. Bạn không cần phải ngồi bên cạnh trẻ suốt buổi, chỉ nên ở gần đó quanh phòng. Việc này làm cho trẻ cảm thấy an lòng.
  • Đưa trẻ đến trung tâm và để nó ở đó trong 1 hay 2 giờ vào lần tiếp theo. Có thể trẻ sẽ khóc và thậm chí cầu xin bạn đưa nó ra khỏi trung tâm. Tuy nhiên, sẽ dễ dàng hơn cho trẻ nếu như nó đợi trong 1 giờ và thấy rằng bạn thực sự quay trở lại với nó hơn là suốt cả ngày.
Phương pháp này có thể là không cần thiết với con bạn. Bạn sẽ biết con bạn và bản thân bạn cần làm gì mà bạn nghĩ là tốt nhất cho cả hai trong một vài ngày đầu tiên đó.

Ngày đầu tiên đi nhà trẻ - Trẻ mới biết đi chập chững

Những trẻ mới biết đi chập chững có những nhu cầu riêng của chúng nhưng nhìn chung rất nhiều vật dụng dành cho trẻ ở lứa tuổi này cũng giống với những trẻ đang còn ẵm ngửa.

Vật dụng
- Dưới đây là danh sách các vật dụng thông thường mà hầu hết các dịch vụ giữ trẻ yêu cầu.
• Tã lót
• Khăn tã lót (hay đồ lót cho trẻ)
• Áo quần để thay
• Thuốc (nếu có)
• Đồ chơi hỗ trợ giấc ngủ - ví dụ như một "cái chăn lông vịt" đặc biệt.
• Ly 'Sippy Cups' (loại ly không đổ dành cho em bé) với sữa đủ cho trẻ uống suốt ngày • Đồ bơi, khăn tắm và giầy bơi (nếu có)
• Áo jacket (nếu có)

Hãy bảo đảm là bạn dành một chút thời gian để chọn lựa áo quần, giày dép, mũ nón cần thiết cho trẻ. Xem xét các yếu tố như thời tiết, các hoạt động và các nhu cầu của trẻ như tập bỏ tã lót (bộ quần áo may liền có thể cản trở việc tập bỏ tã lót). Bạn cũng nên nhớ rằng hầu hết các dịch vụ giữ trẻ không cho mang các đôi xăng đan.

Hai tuổi: Những cột mốc phát triển của trẻ

Con của tôi sẽ đạt đến những cột mốc phát triển nào khi được 2 tuổi?
Trẻ bước vào tuổi thứ 2 và có khả năng bò trườn khỏe hơn, bắt đầu bước đi thậm chí còn nói được một số từ. Việc khám phá các nguyên tắc cư xử hàng ngày do bạn đặt ra và các giới hạn thể chất và phát triển của trẻ sẽ chiếm nhiều thời gian của trẻ trong vài năm tới. Dưới đây là một số cột mốc phát triển khác

1. Cột mốc về cử động
• Kéo theo đồ chơi ở phía sau khi đi
• Mang đồ chơi lớn hay mang nhiều đồ chơi cùng lúc trong khi đi
• Bắt đầu chạy
• Đứng trên đầu ngón chân
• Đá bóng
• Tự mình leo lên leo xuống các vật dụng
• Vịn tay để bước lên xuống cầu thang

2. Cốc mốc về việc sử dụng bàn tay và các ngón tay
• Viết nghệch ngoạc một cách tự phát
• Lật hộp để trút đồ vật ra
• Xây nhà với 4 khối hoặc hơn
• Có thể sử dụng một tay thường xuyên hơn tay kia

3. Cột mốc về ngôn ngữ

• Chỉ đồ vật hay tranh ảnh được gọi tên ra
• Nhận ra tên của những người, đồ vật hay bộ phận cơ thể quen thuộc
• Nói một số từ đơn giản (vào tháng thứ 15 đến tháng thứ 18)
• Dùng các cụm từ đơn giản (vào tháng thứ 18 đến tháng thứ 24)
• Dùng câu có 2 đến 4 từ
• Làm theo các chỉ dẫn đơn giản
• Lặp lại một số từ nghe được khi nói chuyện

4. Cột mốc về nhận thức
• Tìm thấy đồ vật ngay cả khi đồ vật đã bị giấu dưới 2 hay 3 lớp bọc
• Bắt đầu phân loại đồ vật qua hình dạng và màu sắc
• Bắt đầu chơi trò giả vờ

5. Cột mốc về mặt xã hội và cảm xúc
• Bắt chước thái độ của người khác, đặc biệt là của người lớn và những đứa trẻ lớn hơn
• Nhận thức hơn về bản thân khi tách ra khỏi người khác
• Nhiệt tình hơn khi cùng chơi với những đứa trẻ khác
• Thể hiện tính độc lập ngày càng tăng
• Bắt đầu tỏ ra thái độ ngang ngạnh
• Bắt đầu tỏ vẻ xa cách khi khoảng 1 tuổi rưỡi, sau đó thì dần thân thiện lại

6. Theo dõi phát triển về sức khoẻ

Vì mỗi bé phát triển khác nhau nên không thể nói chính xác bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định nào đó khi nào hay ra sao. Những cột mốc phát triển ghi trong loạt bài này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về những thay đổi bạn có thể mong đợi khi bé lớn dần, nhưng đừng lo lắng nếu sự phát triển của bé đi theo một chiều hướng khác một chút. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa, nếu bé biểu hiện bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển nào trong độ tuổi này sau đây.
• Không thể bước đi khi được 18 tháng tuổi
• Không thể đi bằng cả gót lẫn đầu ngón chân sau vài tháng biết đi hay chỉ đi được bằng đầu ngón chân
• Không nói được ít nhất là 15 từ khi được 18 tháng tuổi
• Không nói được câu có hai từ khi lên 2 tuổi
• Không biết chức năng của các vật dụng thông thường (bàn chải, điện thoại, cái chuông, cái nĩa, muỗng) khi được 15 tháng tuổi
• Không bắt chước được hành động hoặc các từ khi ở cuối độ tuổi này
• Không làm theo được các chỉ dẫn đơn giản khi được 2 tuổi
• Không thể đẩy một thứ đồ chơi có bánh xe khi được 2 tuổi

Khi bé 14 tháng

1. Bé bắt đầu có những “cơn tam bành”. Đã qua rồi những ngày tháng chỉ ăn và ngủ. Bây giờ bé đã có một cách độc đáo để thể hiện mình. Chuỗi cảm xúc của bé dường như vô tận. Hãy quan sát bé và bạn sẽ chứng kiến sự thích thú cũng như bối rối trên gương mặt bé khi bé nhìn thấy món đồ chơi mới, sự tự hào khi bé chỉ cho bạn cách làm sao đút ngôi sao vào lọ qua cái lỗ nhỏ cũng như sự giận dữ khi bé không có được cái bé muốn. Chính cảm xúc cuối cùng này sẽ gây ra không ít bối rối và những phút lớn tiếng trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây chỉ là một cảm xúc mà bé thể hiện. Khi cảm xúc ấy qua rồi, bạn sẽ lại tiếp tục tận hưởng những phút giây phấn khích và tình cảm bên bé.

2. Đã tới lúc nghĩ đến việc tìm người trông bé. Bạn có thể thấy việc phải xa rời bé thật là khó khăn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý.
- Chọn người trông bé (ở nhà) hoặc nơi trông trẻ thật cẩn thận. Chọn lựa người trông bé cũng như nơi gửi bé đáp ứng đúng những mong mỏi của bạn. Hãy phỏng vấn kỹ người trông bé cũng như giám sát điều kiện ở nơi bạn định gửi bé. Các bước này sẽ giúp bạn tự tin rằng bé yêu nhà bạn được chăm sóc quan tâm theo cách mà bạn vẫn chăm sóc bé.
- Liên lạc hàng ngày với người trông bé. Hãy hỏi họ về bé. Bé có trải qua một ngày vui vẻ không? Bé ăn gì và ăn như thế nào? Bé có va chạm vào đâu không? Bé có giao tiếp với các bạn không? Bé ngủ được mấy tiếng?....
- Hãy nhớ là phải xa mẹ ở giai đoạn này rất khó khăn với bé. Bé có thể khóc và bám chặt lấy bạn khi bạn rời khỏi nhà hoặc để bé lại nhà trông trẻ. Bạn có thể giảm bớt sự phản đối của bé bằng cách để lại cho bé một vật để bé nhớ tới bạn, chơi với bé trước khi bạn rời khỏi nhà cũng như sau khi bạn về, trấn an bé rằng chỉ một vài tiếng nữa là mẹ hoặc bố sẽ về với bé.

3. Bé có thể không muốn mặc quần áo. Mới một thời gian ngắn trước đây, bé còn giơ tay chìa chân cho bạn mặc đồ, giờ thì bé nhận ra một sự thật khác của cuộc sống: cái gì mặc vào rồi cũng phải cởi ra. Nói chung trẻ con thường thích chạy nhảy nô đùa mà không mặc đồ (hoặc chỉ đóng một cái bỉm). Hãy cẩn thận, những ngày tháng bé thụ động ngồi yên để bạn đội những cái mũ xinh xắn, đi giày, đi tất qua rồi. Bây giờ bạn mặc cho bé, đi giày cho bé, quay đi đâu một lát, quay lại đã thấy bé chân trần chạy đâu mất.

4. Bé sẽ học cách tự cho mình ăn. Đây là thời điểm bạn nhìn bé háo hức khám phá cả thế giới những vật bé có thể cho vào miệng. Bé sẽ rất khoái chí được nếm thử các mùi vị mới. Bằng cách để bé tự cho mình ăn, bạn sẽ giúp bé phát triển tốt hơn cách nhai và nuốt, đồng thời tăng cường khả năng chấp nhận những thực phẩm mới ở bé. Hãy nhớ đưa cho bé những thức ăn phù hợp với độ tuổi và ngồi cạnh giám sát bé ăn. Bé có thể cho rằng thức ăn cũng là đồ chơi, nên bạn có thể thấy chúng ở trên tóc bé, trên sàn nhà hoặc bất kỳ đâu mà bé có thể ném hoặc làm rơi. Hãy cầm sẵn camera để có thể chụp được những hình ảnh bù xù bừa bãi ngộ nghĩnh của bé, để sau khi dọn dẹp xong, bạn có thể vừa ngắm lại hình vừa thưởng cho mình những nụ cười sảng khoái.

* Những hoạt động bạn có thể tham gia với bé:
Đôi khi những điều khiến tâm hồn bạn trẻ lại chính là dành thời gian âu yếm thiên thần bé nhỏ suốt ngày chạy nhảy không chịu ngồi yên của mình. Khi phát hiện bé có dấu hiệu “ngừng để xả hơi” trong một hai phút, hãy tìm một góc yên tĩnh để bạn có thể vuốt ve bé với một quyển sách hình. Để bé lật từng trang và chỉ vào những hình khối hoặc hình ảnh quen thuộc như xe hơi, con chó, con mèo. Bé sẽ thích thú được thể hiện sự hiểu biết của mình, còn bạn sẽ vừa ngắm bé vừa nhớ lại những tuần đầu tiên khi mà bạn nghĩ bé sẽ chẳng bao giờ rời khỏi vòng tay bạn.

Cùng bé nghe nhạc. Giờ thì bạn sẽ phát hiện ra thiên thần của bạn biết thưởng thức đủ loại nhạc. Năm đầu tiên, một số giai điệu mang lại sự êm ả cho tâm hồn bé, một số loại khác làm bé trở nên sôi nổi. Bây giờ, khi bé lớn hơn, bé sẽ biết cách thể hiện cảm xúc của mình. Hãy biến âm nhạc thành một phần cuộc sống hàng ngày của bạn. Mở nhạc với trong thời gian chơi cùa bé. Khiêu vũ cùng bé và quan sát nụ cười nở trên môi bé. Chọn nhiều thể loại nhạc khác nhau để bé làm quen với nhiều giai điệu. Hãy nhớ, âm nhạc mang lại hiệu quả thư giãn rất cao, đặc biệt là khi có giọng hát êm đềm của bố mẹ hòa cùng giai điệu ấy.

(Theo Hervietnam)

Khi bé 13 tháng

Chúc mừng sinh nhật, con yêu! Vậy là bé nhà bạn đã trải qua năm đầu tiên trong cuộc đời mình rồi. Khi bạn dọn hết mẩu bánh sinh nhật cuối cùng còn vương vãi trên bàn, bạn sẽ có vài giây phút để cảm nhận được thời khắc này. Rồi bé sẽ biết đi, biết nói trước khi bạn kịp nhận ra điều ấy. Sự tò mò không ngừng nghỉ của bé chứng tỏ rằng bé bắt đầu tự mình khám phá nhiều hơn. Quan sát bé thật kỹ và bạn sẽ chứng kiến được những khoảnh khắc thú vị khi bé tự tìm hiểu thế giới xung quanh.

Khi bé 13 tháng
1. Bé sẽ học cách để có thể giao tiếp hiệu quả hơn. Mặc dù ngôn ngữ nói vẫn chưa thay thế ngôn ngữ “khóc”, bé sẽ cố gắng biểu đạt những điều mình muốn bằng một số cách khác. Ví dụ, bé có thể nói một vài từ cơ bản như “bà”, “mẹ”, “bác”, “măm măm”, “nhanh nhanh”. Bé cũng bắt đầu biết dùng tay chỉ vào đồ vật mà bé muốn có được. Hãy nói chuyện với bé và cho bé biết tên của những đồ vật mà bé thấy xung quanh. Ở giai đoạn này, bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi những “từ ngữ” phát ra từ miệng bé.

2. Bé có thể rất kích động khi nhìn thấy bạn ra khỏi phòng. Khi bạn đi ra khỏi phòng, bé có thể cư xử như thể bạn sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa, vì bé chưa nắm được khái niệm về sự tồn tại của một vật. Tức là, một vật (trong trường hợp này là một người) vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi bạn không trông thấy vật đó (người đó). Trong suy nghĩ của bé, khi bạn rời khỏi phòng tức là bạn cũng rời bỏ bé luôn. Có một số việc bạn có thể làm để giúp bé giảm dần sự lo lắng này. Ví dụ bạn có thể chơi “Ú òa” với bé, bạn biến mất một vài giây sau đó xuất hiện trở lại với nụ cười trên môi. Hoặc bạn giấu món đồ chơi yêu thích của bé dưới gối sau đó bất ngờ để nó hiện ra trước mặt bé.

Nếu bạn may mắn được ở nhà trông bé trong suốt 1 năm đầu đời, thì lúc này, khi đi làm trở lại, bạn sẽ phải nghĩ tới việc bé sẽ bị ảnh hưởng thế nào bời sự lo lắng khi phải xa mẹ. Hãy tìm người chăm sóc bé thật cẩn thận, đảm bảo bé luôn thoải mái khi ở với họ. Nếu có thể, hãy thử biến mất một hai giờ, để bé ở nhà một mình với người chăm sóc xem thế nào. Và khi bạn phải tạm biệt bé để đi làm cả ngày, hãy nói “tạm biệt” một cách bình thường, đừng làm cho việc ra đi của bạn trở nên nghiêm trọng, cũng đừng bí mật trốn bé.

3. Bé sẽ học cách tự mặc quần áo. Đây là thời điểm bé bắt đầu tập giúp mẹ. Hãy để ý tới việc bé đưa tay hoặc chân ra cho bạn mặc quần áo. Bé có thể cố gắng tập làm những thao tác đơn giản như đánh răng hoặc chải đầu. Bé sẽ học từng động tác mà bé quan sát thấy bạn làm mỗi sáng. Hãy nói chuyện với bé, giải thích cho bé biết bạn đang làm gì. Bé sẽ rất vui và nếu bạn liếc nhìn nụ cười của bé, bạn sẽ thấy bé tự hào thế nào.

4. Bạn vẫn có thể cho bé bú mẹ. Nếu cả hai mẹ con đều thích việc cho bú và được bú mẹ, tại sao bạn không tiếp tục thêm một thời gian nữa? Tuy nhiên, nếu một trong hai không còn hứng thú, dưới đây là một số mẹo giúp bạn vượt qua giai đoạn cắt sữa một cách dễ dàng hơn.

- Giảm dần số lần bú mẹ trong ngày.

- Giữ cho bé bận rộn những lúc bé không bú mẹ. Nếu bé tham gia một họat động nào đó, bé sẽ không để ý tới việc lúc này là lúc bé đang phải rúc vào ty mẹ.

- Giảm số lần bú mẹ không có nghĩa là giảm số lần 2 mẹ con âu yếm nhau. Hãy thường xuyên ôm ấp con để bé cảm thấy an tâm và không có cảm giác bị mẹ dứt bỏ.

* Những hoạt động bạn có thể tham gia với bé:
Vì bây giờ bé nhà bạn đã lớn hơn rồi, nên những trò bé thích không còn đơn giản chỉ là những trò lặp đi lặp lại như “Ú òa” hay “Nu na nu nống” nữa. Bạn hãy đưa bé đi dạo, dành thời gian cho bé. Sự tò mò của bé sẽ tăng dần lên theo những bước chân của bạn hoặc của bé. Chỉ cho bé thấy những cái cây, con thú hoặc đồ vật xung quanh. Bạn có thể chơi trò ngắm chim hoặc ngắm hoa cùng bé. Chỉ cho bé thấy những con chim hoặc những bông hoa đầy màu sắc. Ngay cả khi những chiếc lông chim nhiều màu không làm bé chú ý thì tiếng chim hót cũng làm dịu êm tâm hồn của cả bé và bạn.