Pages

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng đầu tiên)

Tuần 1: Trẻ sơ sinh: khóc, ị và tè

Bé một tuần tuổi là một tạo vật kỳ diệu để bạn ẵm trong tay và lắng nghe. Dưới đây là những gì bé sơ sinh làm cho đến khi được 2 tuần tuổi.

1. Một tuần tạo ra một khác biệt to lớn đối với một bé sơ sinh! Đến cuối tuần này, cục cưng bé nhỏ của bạn đã lớn hơn - sau khi phục hồi lại được số cân đã mất trong những ngày đầu tiên này - và có lẽ đang ị và tè một cách chuyên nghiệp (tè thường xuyên và ị… khắp nơi). Các phản xạ sống còn mà bạn đã nghe được sẽ được dùng trong những ngày này: bé của bạn đang cắm cúi tìm ngực bạn hay bình sữa theo bản năng, mút lấy mút để như không hề có ngày mai (hay lần cho bú tiếp), chụp ngón tay bạn, chớp mắt (ai đó làm ơn vặn nhỏ đèn xuống nào!), giật mình mỗi khi có tiếng động mạnh và ngay cả có tư thế lùi (coi chừng!). Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ tại sao các bé sơ sinh lại có những phản xạ này.

2. Một trò nữa trong “kho tàng vũ khí” của bé: khóc...rất nhiều. Khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên của bé. Rất lâu trước khi bé có thể nói những câu như "Con đói." hay "Con bị ướt và khó chịu quá!" hay "Con muốn được mẹ ôm!", khóc có thể nói nhiều điều với bố mẹ - nhằm bảo đảm những nhu cầu cơ bản đó được chú ý đúng lúc (như trong câu "Con biết mẹ mới cho con bú hai giờ trước - nhưng mẹ biết không? Con lại đói rồi!"). Dĩ nhiên, chuyện này làm bạn đinh tai, căng thẳng thần kinh và ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn (ngủ à - nó là cái gì vậy?), nhất là khi dường như tất cả những gì bạn đang làm là cho bé ăn để cố ngăn bé khóc, ẵm bé để cố làm bé thôi khóc, thay đồ cho bé để làm bé nín khóc và cứ lặp lại như vậy.
Một mẹo đơn giản trong việc làm cha mẹ (thấy không…đâu phải chỉ có bé của bạn mới có “vũ khí”) có thể dỗ dành bé con bé bỏng của bạn (và mang đến chút yên ổn và tĩnh lặng trong nhà) là quấn tã. Bọc bé sơ sinh trong khăn mỏng và chặt sẽ làm bé nhớ lại ký ức về sự an toàn và thoải mái trong dạ con của bạn và có thể làm bé bớt khóc trong thời gian giữa các lần cho bú.

3. Bé của bạn còn làm gì nữa trong tuần lễ này? Nhìn chăm chăm vào mắt bạn - chắc chắn rồi. Giờ bé của bạn có thể tập trung vào những vật thể cách xa từ 20 đến 35cm (8 đến 14 inch) – chính là khoảng cách khi bạn cho bé bú (vì vậy nên đặt tờ tạp chí hay danh sách việc phải làm đó xuống đi và hãy nhìn vào mắt bé!). Khi mắt bạn và bé gặp nhau, bạn sẽ nhận thấy rằng mắt bé màu đen nhạt hay nâu - nhưng không nhất thiết phải nhìn lâu. Vào khoảng tháng thứ sáu, bé sẽ có màu mắt ổn định của mình.

---------

Tuần 2: Khóc, đau bụng và cử động tay chân

Khi bé sơ sinh 2 tuần tuổi bắt đầu có những dấu hiệu tăng trưởng đầu tiên, bé có thể trở thành một khách hàng tí hon khó tính hơn (nhưng vẫn đáng yêu). Hành vi của khách hàng này sẽ bao gồm khóc, đau bụng và các cử động tay chân.

1. Khi được 2 tuần tuổi, bé trải qua một sự phát triển tăng vọt, có lẽ đó là lí do bé có vẻ muốn ăn suốt ngày. Nếu bạn vẫn chưa kiệt sức trong 2 tuần đầu làm mẹ này, hãy yên chí rằng chắc chắn từ giờ bạn sẽ đuối sức vì bé đòi hỏi nhiều thời gian, sự quan tâm và sữa của bạn hơn. Nhưng công việc nặng nhọc của bạn trong việc chăm cho bé ăn sẽ được đền bù xứng đáng, vì bé có thể tăng cân nhanh chóng, và ngày càng bụ bẫm hơn.

2. Bé không chỉ ăn nhiều hơn mà còn có thể khóc dữ hơn nữa (và ai có thể nghĩ ra cách để cải thiện điều đó chứ!). Như bạn đã khám phá, bé thường khóc để đòi hỏi những nhu cầu của mình - và thường sẽ nín khóc khi những nhu cầu đó được thoả mãn (dù là khóc to, hay là gào lên thôi... ). Nhưng 15 đến 20% các bé sơ sinh có những lúc khóc kéo dài, không thể dỗ nín. Các đợt khóc thường bắt đầu vào đầu buổi tối và kéo dài ít nhất ba giờ. Kiểu khóc này thường là do đau bụng, thường bắt đầu khoảng 3 tuần tuổi, nhiều nhất vào 6 tuần tuổi và ngưng khá đột ngột sau khoảng 3 tháng. Không ai biết chính xác điều gì gây ra đau bụng, nhưng nó liên quan đến hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, sữa trào ngược, quá tải về giác quan (ở tuổi này, bé chưa phát triển khả năng điều chỉnh khi chịu quá nhiều âm thanh và hình ảnh), và các vấn đề về lượng sữa mẹ (bé thường khóc vào cuối ngày, khi sữa mẹ có khả năng giảm sút).

3. Trong khi thật đau lòng khi nghe cục cưng bé bỏng gào la hàng giờ liền, có một số biện pháp bạn có thể làm để giúp bé nguôi ngoai. Bạn có thể quấn tã, ru, chằn vật nặng lên bụng bé, bồng bé với bàn tay bạn để ở cằm bé và cánh tay trên bụng, hay để tiếng động nào đó làm nền, như máy hút bụi hay máy sấy đang chạy (hay ngay cả chỉ thầm thì suỵt, suỵt lập đi lập lại). Và bạn có thể thoải mái khi biết là bé bị đau bụng cũng lớn khoẻ như bé chỉ khóc ít (dù rằng ba mẹ của những bé khóc nhiều thường lâm vào trạng thái tơi tả nhiều hơn, đúng vậy không?).

4. Khóc không phải là điều duy nhất trong lịch trình của bé trong tuần này. Đến cuối tuần, việc kiểm soát cơ của bé có vẻ phát triển hơn một chút, khiến các cử động nhanh nhẹn hơn so với khi bạn ẵm bé về nhà. Các kiểu ngủ cũng dễ biết trước hơn chút (nhưng đừng quen với chúng; chúng sẽ chóng thay đổi thôi). Ngoài ra, giờ bé cũng có những giai đoạn im lặng đáng sợ, khi bé vừa tỉnh vừa nhận thức và thu nhận cả thế giới quanh bé. (Trạng thái yên lặng đáng sợ này thật ra là thời gian tốt nhất để giao tiếp trực tiếp với bé, nên bạn hãy hát, thủ thỉ, trò chuyện và chơi với bé). Cho bé xem các hình ảnh đen trắng, đường nét đậm và hình thù rõ ràng. Bạn cũng có thể cho bé yêu xem gương mặt xinh xắn của bé trong gương. Lúc này bé chưa biết đó chính là hình ảnh của mình, nhưng bé sẽ thích những gì nhìn thấy.

---------

Tuần 3: Cắt đứt cơn khóc nhè

Bạn không chịu nổi tiếng khóc thêm phút giây nào nữa? Vậy hãy dừng lại, thở thật sâu, rồi đến gần lắng nghe: bé sơ sinh của bạn đang cố nói một điều gì đó.

1. Thật khó cho một bậc cha mẹ đã mệt lử tin được, nhưng không phải tất cả tiếng khóc của bé sơ sinh của bạn đều giống nhau trong những ngày này. Bé cưng của bạn giờ nức nở các kiểu khác nhau để diễn tả những nhu cầu của mình: giọng ngắn và thấp khi đói (đi kèm với mút và kéo ngón tay điên cuồng); om sòm thút thít rồi lại ngưng rồi lại tiếp tục khi chán; và tiếp tục và ré lên khi không thoải mái hay quá mệt.

Hãy học hỏi những điều này bằng cách quan sát (và bằng phương pháp "thử và sai") để biết rõ từng biểu hiện và có phương pháp xử lý đúng đắn. Bạn hoàn toàn có thể làm giảm thời gian khóc hàng ngày của bé. Nói cách khác là phá vỡ chuyện khóc của bé hay phá vỡ điều luật khóc.

2. Vào những ngày này, bé của bạn cũng bận rộn lắm (và cũng làm bạn bận rộn nữa) với rất nhiều hoạt động, một số vui thú, nhưng số khác thì không thú vị lắm: phun phì phì (bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy mùi sữa chua, hay vết bẩn vàng ố trên tất cả áo quần của mình và đồ mới tinh khôi của bé), xì hơi (bạn có cái đệm mới thú vị làm sao!), và đi vệ sinh ngoài tã .

3. Và khi những bé lớn hơn có sắc da trắng hồng, bé 3 tuần tuổi không có màu da như vậy. Các vấn đề có thể làm cho da bé xuất hiện màu sắc: mụn đỏ và đầu trắng (bạn không đợi những thứ này đến khi bé học trung học đó chứ?), rôm sảy, cứt trâu, và lấm chấm tía (đừng lo — đó chỉ là một dấu hiệu tuần hoàn chưa hoàn thiện của bé). May mắn là tất cả những điều không hoàn hảo về da này chỉ là tạm thời (một số như mụn nhọt và chấm lốm đốm sẽ tự biến mất - những dấu hiệu khác như cứt trâu sẽ được điều trị dễ dàng).

4. Về phương diện phát triển, bé của bạn ngày càng hứng thú và gây hứng thú hơn. Với sự tập trung và chú ý hoàn thiện hơn, bé 3 tuần tuổi của bạn giờ đang rất chú ý - và dùng mắt để thu nhận xung quanh một cách cầu kỳ hơn. Những hình thù phức tạp sẽ gây chú ý hơn là những hình đơn giản, vậy nên vẽ những hình tròn và tìm cho bé những hình ngoằn ngoèo. Một kỹ năng khác bé có thể đang có là khả năng theo dõi vật chuyển động. Hãy thử kỹ năng này bằng cách vẫy một cái khăn hay quay chậm quanh đầu bé và xem đôi mắt bé háo hức theo sau mỗi cử động của bạn ra sao.

---------

Tuần 4: Những âm thanh đầu tiên của bé

Tiếng động gì vậy? Không phải hét… hay ợ…hay xì hơi. Không, đó chỉ là tiếng thủ thỉ đầu tiên của bé! Sau đây là những gì bé 4 tuần tuổi của bạn có thể làm.

1. Thiên thần bé nhỏ của bạn đang sáng chế ra một từ vựng không lời đặc biệt tạo thành từ gầm gừ, ùng ục, thở dài, thủ thỉ - bước kế tiếp (và rất được hoan nghênh) ngoài việc khóc với mọi cung bậc. Khi bé trò chuyện với bạn theo cách đặc biệt đáng yêu này, đừng ngại - hãy nói lại với bé! Nhìn vào mắt bé, đưa mặt lại gần, và ùng ục lại. (Đừng lo, không ai nhìn bạn đâu - trừ bé của bạn). Thủ thỉ với bé sẽ làm bé rất thỏa chí và sẽ khuyến khích các khám phá. Và cuối cùng sẽ dẫn đến những tiếng đầy ý nghĩa đầu tiên "ma ma" hay "ba ba".

Khi nói, ngôn ngữ của bé là rất quan trọng, ngôn ngữ của bạn cũng vậy. Bé học bằng cách bắt chước, nên bạn hãy thường xuyên trò chuyện nhé: trò chuyện với bé khi bạn thay tã ("Ôi chao cái bụng con mới xinh làm sao!"), khi bạn đi dạo ("Hôm nay nắng đẹp quá!"), khi bạn mua sắm ("Cải bắp này trông ngon ghê!"). Dĩ nhiên, bé chưa có khái niệm gì về điều bạn nói. Nghe tiếng bạn là cách tốt nhất để bạn giúp bé nói và hiểu. Hãy xem đây là một sự thẩm thấu ngôn ngữ cho bé.

2. Có thể bé sẽ dành rất nhiều thời gian nằm ngửa thủ thỉ - một tư thế thoải mái cho cả bé và bạn (cho bạn, vì tư thế này an toàn nhất, và cho bé vì bé đã quen rồi). Nhưng có một phương châm bạn nên áp dụng: nằm ngửa để ngủ, nằm sấp để chơi. "Thời gian nằm sấp" (thời gian chơi nằm sấp) có bạn giám sát cho phép bé thực tập các kỹ năng vận động quan trọng như nâng đầu lên (chỉ vài giây trong giai đoạn này) và quay đầu từ bên này sang bên kia. Bạn cho bé làm vài phút một ngày, nhưng sau này bạn sẽ để bé làm đến 15 hay 20 phút khi bé khoẻ hơn.

Lần tới bé nằm trong xe hay ghế cho bé sơ sinh, hãy kiểm tra xem bé có thể nâng đầu trong một lúc mà không cần trợ giúp hay không (bạn có thể giúp một chút bằng cách để vật dựa đầu hai bên).

3. Khi bé bò quanh, bé sẽ nhất định sẽ khám phá ra một điều kinh ngạc: tay và chân. Những thứ bụ bẫm đáng yêu này có thể khiến bé cưng của bạn chơi đùa say mê hàng giờ (mà chúng chẳng tốn một xu!). Ngoài ra, chơi chân tay giúp bé học cách kiểm soát cử động của mình. Chẳng bao lâu bé sẽ hình dung ra cách tự dỗ dành bằng cách mút ngón cái và cả cổ tay hay ngón tay.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét