Pages

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 12)

12 tháng: Những cột mốc phát triển của bé

Con của tôi sẽ đạt đến những cột mốc phát triển nào khi được 12 tháng tuổi?

Từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 12, bé sẽ phát triển nhanh hơn, đó là những thay đổi làm bạn bất ngờ và thử thách cả hai vợ chồng bạn. Việc có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác cho bé khả năng về sức mạnh và kiểm soát - trải nghiệm đầu tiên của bé về sự độc lập về mặt thể chất. Dưới đây là một số cột mốc phát triển khác.

1. Cột mốc về cử động
• Tự ngồi một mình mà không cần giúp đỡ
• Bò trườn bằng cách dùng cánh tay kéo và dùng chân đẩy
• Chuyển sang bò trên hai đầu gối và chống tay
• Bò bằng cách chống tay và đầu gối
• Chuyển từ ngồi sang bò hay nằm sấp
• Cố gắng tự đứng dậy
• Bước đi bằng cách vịn vào các vật dụng
• Đứng chập chững mà không cần sự trợ giúp
• Có thể đi hai hay ba bước mà không cần trợ giúp


2. Cột mốc về việc sử dụng bàn tay và các ngón tay
• Dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp đồ vật
• Đập hai vật vào nhau
• Bỏ đồ vật vào hộp
• Lấy đồ vật ra khỏi hộp
• Thả đồ vật lăn lóc ra mọi nơi
• Thọc ngón tay trỏ vào các đồ vật
• Cố gắng bắt chước viết nghệch ngoạc


3. Cột mốc về ngôn ngữ
• Quan tâm đến tiếng nói hơn
• Phản ứng với những yêu cầu đơn giản bằng lời
• Phản ứng khi bị nói "không được"
• Dùng những cử chỉ đơn giản như lắc đầu khi muốn nói "không"
• Bập bẹ kết hợp với việc uốn éo người
• Nói “ba”, “mẹ”
• Dùng thán từ như “a!”
• Cố gắng bắt chước từ ngữ


4. Cột mốc về nhận thức
• Khám phá đồ vật bằng nhiều cách khác nhau (lắc, đập, ném, thả)
• Tìm các đồ vật bị giấu một cách dễ dàng
• Nhìn vào đúng bức tranh khi ta gọi tên hình ảnh đó
• Bắt chước điệu bộ, cử chỉ
• Bắt đầu biết sử dụng đồ vật (uống nước từ ly, chải tóc, gọi điện thoại, nghe điện thoại)


5. Cột mốc về mặt xã hội và cảm xúc
• Xấu hổ hoặc lo sợ khi gặp người lạ
• Khóc khi bố mẹ đi
• Thích bắt chước mọi người khi chơi trò chơi
• Có những dấu hiệu thích người nào đó hoặc đồ chơi nào đó
• Thử phản ứng của bố mẹ với hành động của trẻ khi được cho ăn (Bạn làm gì khi trẻ không muốn ăn?)
• Thử phản ứng của bố mẹ với thái độ của trẻ (Bạn làm gì nếu trẻ khóc sau khi bạn rời khỏi phòng?)
• Có vẻ sợ sệt trong một vài tình huống
• Thích mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc nó hơn những người khác
• Lặp lại âm thanh hay điệu bộ để gây chú ý
• Mút tay
• Đưa tay hay chân ra khi được mặc đồ


6. Theo dõi phát triển về sức khoẻ
Vì mỗi bé phát triển khác nhau nên không thể nói chính xác bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định nào đó khi nào hay ra sao. Những cột mốc phát triển ghi trong loạt bài này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về những thay đổi bạn có thể mong đợi khi bé lớn dần, nhưng đừng lo lắng nếu sự phát triển của bé đi theo một chiều hướng khác một chút. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa, nếu bé biểu hiện bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển nào trong độ tuổi này sau đây.
• Không bò
• Kéo lê một bên cơ thể khi bò (trong thời gian hơn 1 tháng)
• Không thể đứng mặc dù có trợ giúp
• Không tìm đồ vật bị giấu trong khi trẻ quan sát
• Không nói được từ đơn giản nào như (“ba”, “mẹ”)
• Không biết dùng cử chỉ như vẫy tay hay lắc đầu
• Không chỉ được đồ vật hoặc tranh ảnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét