Pages

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ hai)

Tuần 5: Trẻ cười, thở dài và phát ra âm thanh

Đó chỉ là âm thanh bộc phát hay là nụ cười đầu tiên thực sự của bé? Đây là những gì một bé 5 tuần tuổi có thể làm được.

1. Vào tuần thứ 5, khi khóe miệng của bé trễ xuống, đó là lúc bạn có thể chắc rằng đấy là một nụ cười thực sự (tất nhiên là trừ phi bạn vô tình phát hiện ra rằng đó chỉ là dấu hiệu đã đến lúc phải thay tã lót khác). Và còn ai tốt hơn nữa để tập luyện cho những nụ cười đầu tiên ngoài ba mẹ? (Đúng, đó chính là bạn). Do vậy hãy duy trì những cử chỉ tiếp xúc đáng yêu với bé (những điều nhỏ bé mà có ý nghĩa rất lớn - như nói chuyện, hát và thủ thỉ với bé) và cả ba mẹ lẫn bé sẽ có nhiều điều để cùng vui với nhau.

2. Một điều nữa sẽ làm bé mỉm cười - đó là âm nhạc - dù đó là lúc bạn đang hát khi đang thay tã lót cho bé hay nhạc nền trên radio. Bé của bạn cũng có nhận thức sâu sắc về những âm thanh khác như tiếng chuông, chó sủa, tiếng máy hút bụi hay tiếng huýt sáo. Bé có thể trở nên hào hứng với những âm thanh đó, khóc thét lên hay yên lặng để nghe rõ hơn (tùy thuộc vào việc âm thanh đó có quen thuộc không khi còn nằm trong bụng mẹ). Phải để ý kỹ xem những âm thanh nào có thể vỗ về bé nhất để bạn có thể tự mình tạo ra âm thanh đó khi cần.

3. Bé 5 tuần tuổi của bạn đang dần trở nên lanh lợi hơn và có thể thôi ngủ trong 10 tiếng mỗi ngày (nhưng không phải thức cùng trong một thời điểm và không nhất thiết là thức suốt ban ngày). Chẳng bao lâu nữa thì chu trình ngủ - thức sẽ trở nên dễ đoán hơn (trẻ ngủ từ hai đến ba giấc, mỗi giấc kéo dài từ hai đến ba tiếng một ngày). Số giờ thức còn lại dành cho bé của bạn học thêm những kỹ năng mới, nắm bắt thế giới xung quanh và tiếp xúc với ba mẹ.

Và đây là những tin tức tốt đẹp nhất: Khi đến thời điểm khơi gợi sự quan tâm của bé thì không có thứ đồ chơi, cuốn băng hay đĩa DVD đặc biệt nào là cần thiết cả. Không ai có thể làm điều đó tốt hơn bạn. Mỗi lần bạn âu yếm bé, đọc sách, hát ru, ôm, sờ vào người bé, bạn đã cho con những gì mà bé cần nhất để phát triển.

---------

Tuần 6: Tay nắm chắc

Vào tuần thứ 6, bé của bạn đang có sự nhận biết nhất định về cuộc sống. Dưới đây là những điều khác mà một bé mới sinh có thể đạt đến.

1. Trong khi trước đó hai bàn tay bé nắm chặt thành những quả đấm nhỏ xíu thì trong những ngày này bé đã bắt đầu duỗi các ngón tay ra và quan sát xem các ngón tay đó có thể làm được những gì. Trong khoảng 6 tuần vừa qua, bé có khả năng phát hiện nhiều điều hấp dẫn với các ngón tay của mình. Bé có thể dành cả một khoảng thời gian thật lâu chỉ là để nhìn chằm chằm vào "những thứ phụ thuộc" đầy lôi cuốn đó (và tự hỏi: “Chúng có phải là của mình không nhỉ?”).

Hay bé có thể nhận thấy rằng việc mút ngón tay cái (hay ngón út hoặc ngón trỏ) thật dễ chịu - thậm chí bé cảm thấy dễ chịu như lạc vào cõi thần tiên. Nếu bé trở nên nghiện mút tay thì chúng ta nên biết rằng bé đã tìm ra một cách riêng để tự dỗ dành (đừng quan tâm đến những người rảnh rỗi luôn nói rằng điều này không tốt cho bé ở độ tuổi này, điều đó hoàn toàn ổn).

2. Cũng bàn về vấn đề liên quan đến tay của bé: nắm chặt bàn tay. Thử đặt một thứ gì đó (như ngón tay bạn hay cán của một cái trống) trong lòng bàn tay bé và có khả năng là bé sẽ giữ chặt nó và cứ giữ mãi. Bé thậm chí có thể muốn với lấy một vật thú vị nào đó và cố gắng nhìn nó không chớp mắt hay chộp lấy nó. Bạn có thể cảm ơn khả năng nhìn nhạy bén của bé cho bước đột phá này - bây giờ bé có thể nhìn thấy mọi vật tốt hơn, do đó bé sẵn sàng để thử phối hợp giữa tay và mắt.

Chắc chắn là bé sẽ phải tập làm nhiều điều trước khi có thể dùng tay đánh bóng trong công viên, nhưng nếu đó là kỹ năng từ tay và mắt, thì việc luyện tập sẽ làm cho bé trở nên hoàn thiện hơn (và giúp bé trở nên lanh lẹ hơn).

3. Bạn có thể giúp bé vượt qua khó khăn như thế nào? Hãy bảo đảm bé có "khoảng thời gian nằm sấp" hàng ngày để có thể vận động hai bàn tay và hai cánh tay (Ghi nhớ: Nằm ngửa khi ngủ, nằm sấp khi chơi đùa - trong khi trẻ em cần nằm ngửa ra để có sức khỏe tốt và cơ chắc khỏe thì tư thế này là không an toàn cho giấc ngủ của trẻ). Bé có thể giữ khuỷu tay ép vào trong ngay và chỉ ngước đầu lên đủ để thấy nùi bông ở dưới giường, nhưng ngay sau đó bé sẽ ngẩng cao lên cho đến khi cánh tay của bé thẳng ra và nhìn ngắm thế giới đẹp lạ lùng bên ngoài tấm chăn của bé.

---------

Tuần 7: Các giác quan của bé


Vào tuần thứ 7, bé trở nên thích thú khi nhìn thấy những cảnh tượng, âm thanh và xúc giác mới mẻ. Dưới đây là thêm những thứ mà một bé sơ sinh có thể đạt đến.

1. Bạn học thêm điều gì mới mỗi ngày? Bé của bạn cũng như vậy - và sau đó là thêm nhiều thứ nữa. Trong khoảng tuần thứ 7, bé thức nhiều hơn và lanh lợi hơn, do vậy nên dành nhiều thời gian hơn để chơi với bé. Cách tốt nhất để kích thích những giác quan đó? Cho bé nhiều cơ hội để tiếp xúc với môi trường xung quanh qua âm thanh, hình ảnh và cho bé chạm vào sự vật.

Tốt nhất là cho bé tiếp xúc những cái nhỏ tốt nhất (nếu bé làm ầm lên hay quấy, điều đó có nghĩa là nó đã khám phá đủ rồi), và những đồ chơi đơn giản là tất cả những gì bạn cần. Ví dụ, ngay lúc mà bé có thể nhìn theo các đồ vật có thể đang di chuyển, hãy chầm chậm di chuyển quả bóng, cái cán trống hay cái khăn từ bên này qua bên kia khi bé ở trước mặt bạn. Quan sát khi bé chơi bằng cách làm cho mắt bé chuyển động tới lui.

2. Trong thời gian này thì bé cũng có thể phân biệt rõ hơn màu xanh hay màu nâu. Trong khi trước đó bé có thể chỉ phân biệt được các màu sáng và các hình có màu sắc nhẹ và đơn giản thì giờ đây bé có thể bắt đầu phân biệt và thích thú với các mẫu hình phức tạp hơn và toàn bộ màu sắc. Bây giờ là lúc để khám phá ra một số bảng màu sắc rực rỡ hoặc đưa bé ra sân chơi và kể cho bé nghe về khu vườn hấp dẫn này.

Bé không chỉ thích âm thanh của lời nói của bạn (xét cho cùng thì bé đã nghe bạn nói từ trước khi chào đời) mà còn có thể hình dung ra khuôn mặt bạn qua lời nói của bạn và của những người thân thuộc khác như Ba hay Bà. Nếu không như vậy thì bé có thể cố gắng phản ứng lại bằng một số âm thanh của riêng nó. Khuyến khích bé bằng cách nói chuyện và thì thầm với nó theo kiểu đàm thoại (Không - bạn sẽ không ngớ ngẩn đâu - bạn tỏ ra là một người mẹ thực sự).

---------

Tuần 8: Nụ cười toe toét đầu tiên của bé


Phần thưởng cho bậc cha mẹ sau những đêm mất ngủ đó là gì? Một nụ cười của bé! Dưới đây là những gì một bé 2 tháng tuổi có thể đạt đến.

1. Chăm sóc một bé mới chào đời làm cho chúng ta kiệt sức ("Chào! Mẹ lại bị đánh thức đây!") và là công việc không được sạch sẽ cho lắm. Nhưng phần thưởng cho điều đó là khá lớn và một trong những phần thưởng lớn nhất đó là có thể thấy ngay bây giờ - đó là nụ cười không răng tuyệt vời của bé.

Những phát triển làm kinh ngạc hơn của trẻ 2 tháng tuổi đó là thì thầm, cười và tỏ ra thích chơi hơn - thêm vào đó (đây là sự phát triển to lớn) là bé biết được bạn là ai. Trong thời gian này, khi bé thấy khuôn mặt và nghe giọng nói của bạn, có khả năng là bé đang cố gắng để phản ứng lại bằng cách quay mặt về phía bạn và cười toe toét. (Chào mẹ!)

2. Nếu bạn có thể nhìn kỹ vào bên trong cái đầu tinh khôn của bé, bạn có thể thấy bộ não của nó đang làm việc bận rộn. Trí tuệ của bé đang trong quá trình phát triển phi thường, xử lý những ý niệm lớn như sự phối hợp giữa mắt và tay và nhận biết các sự vật. Nhờ những tiến bộ to lớn trong việc sử dụng giác quan, bé nhận thức nhiều hơn về môi trường đang sống và nhạy cảm hơn với những thay đổi xung quanh. Điều này có thể có nghĩa là bé trở nên hơi kén chọn, bé chỉ chọn những ai có thể âu yếm, vỗ về nó (mặc dù mối lo ngại về xa cách thật sự thường không xảy ra cho đến khi bé được 9 tháng tuổi) .

3. Bé của bạn cũng đang bắt đầu thành thạo nhiều kỹ năng mới. Bé có thể cố gắng nâng người lên hơn khi bị đói và có thể bắt đầu chịu được một số trọng lực trên chân. Thử dựng bé đứng trên đùi bạn và xem cách bé trì xuống như thế nào. Thật là mạnh mẽ! Và khi bé vẫn còn chưa biết vẫy tay "tạm biệt" thực sự (điều sẽ xảy ra trong một lúc nào đó sắp tới).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét