Pages

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

Tám mẹo giúp bạn chăm sóc trẻ mới tập đi đến dưới 2 tuổi

Bạn không còn linh hoạt trong trạng thái thiếu ngủ. Bạn nhớ rõ là còn tã lót phải giặt và lúc này con bạn đang bắt đầu quấy khóc, đòi hỏi được quan tâm. Lòng kiên nhẫn của bạn tan biến và đôi khi bạn ước gì có một cái nút để bạn bấm vào và làm cho con của bạn yên lặng vài phút… Thời điểm thật kinh khủng phải không?

Bạn còn nhớ những giây phút vui vẻ không? Khi bạn có thể ngồi trên khoang tàu đọc sách hàng giờ mà không bị làm phiền…khi bạn hẹn hò với chồng bạn mà không phải quan tâm đến các vấn đề tài chính….khi bạn thậm chí không phải để ý đến người trông trẻ… khi bạn có thể tắm biển bất cứ khi nào thấy thích…và khi thậm chí cả sinh linh nhỏ bé này cũng không tồn tại trong cuộc đời bạn và bạn xem việc làm mẹ như một cuộc phiêu lưu mà bạn sắp bắt đầu, là một bức tranh chuyển động nhẹ nhàng, đáng yêu với màu hồng của tình yêu trông thật lôi cuốn, hấp dẫn.

Giờ đây cuộc sống của bạn trở nên phức tạp hơn cả mớ bòng bong, trong đó bạn là nghệ sĩ tung hứng nhưng lại không có đủ tay. Ai biết điều đó? Đừng lo – tất cả các ông bố bà mẹ mới đều phải trải qua hoàn cảnh đó, rồi trở nên yêu thương những điều đó và đôi khi tự hỏi 18 năm là quãng thời gian dài như thế nào hoặc tôi đã dấn thân vào việc gì đây.

8 mẹo chăm sóc trẻ mới biết đi đến dưới 2 tuổi


1. Hãy nhớ cử động chậm như con trẻ, theo dõi trẻ cẩn thận và luôn ngạc nhiên với những gì trẻ làm, tất cả những gì trẻ học hỏi và trải nghiệm. Hãy để trẻ đưa bạn vào thế giới tuổi thơ với những bất ngờ và thú vị.

2. Tôn trọng sự độc lập của trẻ. Hãy xem trẻ đối phó với những sự việc xảy ra. Tán thưởng sự khéo léo của trẻ, thưởng thức sự sáng tạo của trẻ. Hãy quan sát xem cách trẻ xoay xở trong ngày. Tất cả đều mới mẻ và đầy thử thách đối với bạn và con của bạn.

3. Thông cảm với tâm trạng của trẻ.
Đánh giá cao những nỗ lực của trẻ để hòa hợp với thế giới xung quanh. Hiểu những khó khăn và thất vọng của trẻ và tránh gây ra những điều này. Hãy quan sát dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói, cô đơn, mệt, cần thay đồ hoặc nản chí, và cố gắng tránh những điều này bằng cách dự đoán trước tình hình và dự phòng bằng những món ăn nhẹ bổ dưỡng, chú ý đến giấc ngủ ngắn khi cần thiết để trẻ nạp năng lượng.

4. Tránh trường hợp “khuyến khích quá mức” khiến trẻ hoạt động quá nhiều hoặc tiếp xúc với quá nhiều âm thanh hoặc hình ảnh kích thích, vì trẻ sẽ phải bộc lộ bằng cách tức giận, la hét hoặc có các hành vi thái độ khác cho thấy bạn đã thúc ép trẻ quá nhiều hoặc trẻ cần phải nghỉ ngơi, yên tĩnh

5. Nên khuyến khích các thành viên trong gia đình ra ngoài thư giãn.
Khi bạn quá xúc động bạn không thể phản ứng một cáchnhẹ nhàng. Hãy đi đâu đó và ngồi xuống, hình dung xem điều gì khiến bạn phiền lòng và bạn muốn giải quyết điều đó như thế nào. Sau đó trở lại với gia đình bạn và chia sẻ với họ những suy nghĩ của bạn. Mọi người sẽ trở lại tâm trạng vui vẻ. Bất kỳ ai trong gia đình cũng có thể yêu cầu người khác đi ra ngoài thư giãn, để bình tĩnh lại, sau đó tất cả lại có thể vui vẻ bên nhau. Đó không phải là hình phạt, mà đó là lúc bạn có thể tự mình tĩnh tâm lại và quay về với thái độ khác, đúng đắn hơn.

6. Trẻ đang tập đi đến dưới 2 tuổi là những sinh vật vô cùng hiếu động. Bộ não của chúng hoạt động với một tốc độ khác thường. Trẻ bị thôi thúc bởi sự hiếu kỳ - đừng ngăn cản, đó là cách trẻ học hỏi. Hãy khuyến khích trẻ khám phá theo những cách an toàn. Tán thưởng cách trẻ hoạt động.

7. Hãy chú ý đến con của bạn. Trả lời đầy đủ tất cả những câu hỏi của trẻ để bạn có thể chia sẻ kiến thức và hiểu biết của bạn về thế giới với con.

8. Quan tâm chăm sóc, tôn trọng con và trở thành một bậc phụ huynh thú vị
- luôn ngạc nhiên và hiểu biết. Sự tôn trọng đó bao gồm cả việc lắng nghe, cân nhắc, yêu thích, thưởng thức và hình thành mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau với con của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét