Pages

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Mang thai tuần thứ 7

Thai tuần thứ 7
1. Thời điểm bắt đầu mang thai được tính thế nào?
Thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, không phải đến khi bạn thụ thai

2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Các thay đổi trong cơ thể bạn diễn ra từ từ. Mọi người xung quanh thậm chí không hề biết là bạn đang có thai. Trong thời kỳ này, bạn có thể tăng vài ký lô, nhưng bạn cũng có thể sụt vài ký nếu bạn bị buồn nôn vào buổi sáng. Sụt vài ký vào thời gian đầu này là bình thường, và trong vài tuần mọi thay đổi sẽ bắt đầu chuyển sang chiều huớng khác. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng mang thai thời kỳ đầu khác.

3. Bé thay đổi thế nào?
Ở thời điểm này mọi cơ quan quan trọng đã bắt đầu hình thành trong cơ thể bé xíu của phôi. Tóc và nang núm vú đang hình thành, và mí mắt và lưỡi bắt đầu định hình. Có thể nhìn thấy khuỷu tay và ngón chân rõ ràng hơn vì thân mình bắt đầu thẳng ra.

4. Bé to chừng nào?
Thai nhi của bạn dài khoảng 1.9cm vào cuối tuần này và nhẹ hơn một viên thuốc aspirin.

5. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu vẫn chưa chọn được một bác sĩ hay bà mụ, đây là lúc bạn phải quyết định. Hãy đọc thông tin của chúng tôi về cách chọn người chăm sóc thai kỳ cho bạn và nên làm gì với lần khám đầu tiên trước khi sinh.

Vào lúc này, bạn bước vào thời kỳ 3 tháng đầu và có thể bắt đầu bị buồn nôn vào buổi sáng do lượng hormone trong cơ thể bạn gia tăng. 70% đến 80% phụ nữ có thai đều bị một dạng buồn nôn vào sáng sớm nào đó. Nếu hiện tượng trở nên qúa nghiêm trọng, bạn liên tục ói mửa và không nén lại được, hãy tham khảo bác sĩ về khả năng bị chứng nôn tháo (hyperemesis) trong thời kỳ mang thai.

6. Để thai kỳ thoải mái hơn
Đây là một số mẹo vặt có ích giúp bạn vượt qua chứng buồn nôn vào sáng sớm:
* Ăn nhiều bữa nhỏ.
* Ăn bánh xốp soda 15 phút trước khi thức dậy.
* Nghĩ ngơi và ngủ những giấc ngắn nhiều lần trong ngày.
* Hít chanh hoặc gừng, uống nước chanh, hoặc ăn dưa hấu để giảm buồn nôn.
* Ăn khoai tây chiên muối (có tác dụng làm dịu bao tử, giúp bạn ăn được).
* Không bỏ bữa ăn hoặc nằm sau khi ăn.
* Không nấu hay ăn thức ăn cay.
* Uống vitamin B6 (50mg) mỗi ngày.
* Hỏi bác sĩ về việc uống thêm chất bổ sung.

7. Dành cho ba của bé
Bàn bạc với vợ bạn về các cuộc hẹn khám trước khi sinh mà cô ấy muốn bạn cùng đi. Nhiều cặp vợ chồng thích đi với nhau đến tất cả các buổi khám, trong khi những cặp khác chỉ cùng nhau đến các cuộc khám quan trọng như siêu âm màu. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và đừng quên đánh dấu lịch hẹn của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét