Pages

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010

Làm gì khi trẻ bị ho

“Trẻ ho kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây bắt buộc phải nhập viện để điều trị: thở nhanh (≥ 60 lần/phút đối với trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi, ≥ 50 lần/phút đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi, ≥ 40 lần/phút đối với trẻ 12 tháng - 5 tuổi), rút lõm lồng ngực, thở rít, tím tái, bỏ bú hoặc li bì. Trường hợp ho kéo dài từ 4 tuần trở lên cũng phải nhập viện để tìm nguyên nhân’’, các bác sỹ khuyến cáo khi trẻ bị ho và có những triệu chứng như trên.

Các bác sỹ cũng cho biết thêm từ tháng 8 cho đến hết tháng 11 sẽ là những tháng trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Do đó vào những tháng này, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến trẻ nhiều hơn. Trong trường hợp trẻ bị ho mà vẫn bú tốt, ngủ ngoan thì vẫn có thể điều trị tại nhà. Điều quan trọng cần nhớ là phải làm thông thoáng mũi cho trẻ ngay trước khi bú và trước khi đi ngủ bằng nước muối sinh lý Natrichlorua 9% và phải theo dõi sát các dấu hiệu nặng kể trên để kịp thời mang trẻ đến bệnh viện điều trị.

Để giải thích về bệnh ho và các dạng ho thường gặp ở trẻ, các bác sỹ cũng cho biết thông thường trẻ sẽ có các dạng cơ bản là ho khan, ho có đàm, ho cấp tính và ho kéo dài.

Ho khan là ho không có đàm, xảy ra khi hít phải các tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá, mùi khó chịu, phấn hoa, nhiễm siêu vi…

Ho có đàm là khi ho tiết nhiều đàm loãng hoặc đặc.

Ho cấp tính là ho trong thời gian ngắn, thường dưới 2 tuần. Bệnh thường gặp gây ho cấp tính ở trẻ là nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính gồm viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

Ho kéo dài khi ho liên tục từ 4 tuần trở lên. Nguyên nhân ho kéo dài tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân. Trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi cần phải tầm soát những nguyên nhân sau đây: trào ngược dạ dày - thực quản; dò khí quản - thực quản; dị tật bẩm sinh đường hô hấp; nhiễm Cytomegalovirus, Chlamydia, ho gà; tim bẩm sinh; hen phế quản…Đối với trẻ lớn hơn cần phải nghĩ đến một số nguyên nhân như viêm xoang, nhiễm Mycoplasma, hen phế quản, dị vật đường thở, lao, ho gà, tâm lý…

Do có nhiều dạng ho khác nhau nên cũng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Ví dụ như ho có đàm, nguyên nhân để gây ra các cơn ho là do sự tiết dịch của chất nhầy, do đó để cắt đứt cơn ho thì cần phải làm tiêu các chất nhầy và tống xuất đàm ra ngoài làm sạch đường thở. Một số biện pháp để làm long đờm là người bệnh nên uống nhiều nước hoặc sử dụng các thuốc long đàm như Acetyl cystein, Carbocistein, Bromhexin, Potassium iodine, Guaiphenesin, Terpin hydrat…Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc ho có chứa antihistamin để điều trị những trường hợp ho có đàm.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các liệu pháp dân gian như ô mai mơ, quất, quả mùi, tần dày lá, tắc chưng đường phèn…để làm dịu họng giảm ho cho trẻ. Tuy nhiên vì đây là liệu pháp dân gian nên việc điều trị đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian.

Một số thuốc giúp long làm trên thị trường hiện nay có thể kể đến như : như Flemex, Mucosolvan,... trong đó Flemex được sử dụng cho ho có đàm. Trong Flemex có chứa thành phần làm long đàm (Carbocysteine), có tác dụng giảm độ nhầy dính của đàm, loãng đàm dễ khạc. Quá trình này sẽ giúp cho việc tống đàm một cách dễ dàng. Flemex có 2 loại : xi-ro và dạng viên nén được cho cả người lớn, trẻ nhỏ, và người già. Với người lớn bạn có thể dùng dạng viên, còn người già và trẻ nhỏ bạn có thể sử dụng loại xi-rô. Tuy nhiên cần lưu ý là những thuốc này không thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi cần đến bác sỹ kiểm tra để điều trị hợp lý.

Flemex một trong những loại thuốc ho long đàm có mặt trên thị trường hiện nay dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi.

Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, phải cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn: đường bột, thịt cá, dầu mỡ và rau củ quả, trái cây; đảm bảo cho trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng bệnh tật.

Tuy nhiên, trong khi bị bệnh trẻ thường chán ăn, nhất là trong lúc ho trẻ thường nôn ói. Vì vậy cần phải cho trẻ thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và ăn nhiều lần. Tránh ép trẻ ăn quá no, khi ho trẻ dễ nôn ói, có nguy cơ hít thức ăn vào phổi làm cho bệnh càng trỡ nên trầm trọng hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét