Pages

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010

Cần làm gì khi bé bị ho, hắt hơi sổ mũi?

Khi thay đổi thời tiết, mọi người rất dễ nhiễm bệnh. Bệnh do thời tiết thay đổi gây ra thường lây lan qua các giọt dịch tiết hô hấp phát tán khi người bệnh hắt hơi, ho trong môi trường đông đúc, bụi bặm.

Bệnh có các biểu hiện đột ngột hắt hơi, chảy nước mũi trong, chảy nước mắt, đau rát cổ. Sau đó vài ngày nước mũi trở nên nhày đặc hơn gây nghẹt mũi kèm theo ho nhưng trẻ vẫn chơi bình thường. Hầu hết các trường hợp do siêu vi đều có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần nếu được chăm sóc tốt và không bị bội nhiễm vi khuẩn.

Biến chứng thường gặp là viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, viêm phế quản viêm phổi ở trẻ lớn hơn. Lúc này trẻ thường sốt cao, ho có đàm, thở nhanh, khó thở. Do bệnh nặng hơn làm trẻ mệt mỏi và kém chơi. Trẻ bị cảm lạnh có biến chứng phải được đưa đến khám và xử trí tại cơ sở y tế.

 Việc chăm sóc thích hợp tại nhà giúp trẻ dễ chịu, mau lành và ngăn ngừa biến chứng.
- Trẻ bệnh cần được nghỉ ngơi tại nhà để mau hồi phục
- Duy trì chế độ ăn bình thường để tăng sức đề kháng cơ thể cho trẻ. Dùng thức ăn mềm lỏng, uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm.
- Làm thông thoáng mũi, vỗ lưng giúp tống xuất đàm ra ngoài. Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi, nhảy mũi. Không khạc nhổ bừa bãi.
- Có thể giảm đau họng bằng những loại thuốc như tắc chưng đường, si rô rau tần. Nếu trẻ còn bú mẹ thì sữa mẹ chính là thuốc giảm đau họng tốt nhất.
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, không khí lạnh sẽ kích thích trẻ ho.
- Cách ly trẻ với người bệnh để tránh lây lan.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý theo dõi nhiệt độ, nhịp thở và các biểu hiện khó thở để phát hiện kịp thời khi bệnh trở nặng hơn. Khi trẻ có một trong các biểu hiện nước mũi đục, sốt cao, mệt nhiều, thở nhanh, khó thở hoặc trẻ ho trên 7 ngày, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét