Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Các Giai Đoạn Phát Triển Của Trẻ

Trẻ em từ khi sinh ra đến 6 tuổi có sự thay đổi về nhận thức và thể chất rất nhanh. Mời các bậc phụ huynh tham khảo những mốc phát triển sau để chăm sóc con mình thật tốt nhé.
Tuy nhiên, không phải em nào cũng phải theo y khuôn các mốc này. Nhưng nếu cha mẹ cảm thấy con mình bị tụt lại khá xa, nên hỏi bác sĩ.
0 – 4 tuần (1 tháng tuổi):

  • Nhìn mặt của người quen
  • Phát âm nhỏ
  • Giật mình khi nghe tiếng động
  • Chân tay cử động khác nhau
  • Ngưng khóc khi được bế
4 – 8 tuần (2 tháng tuổi):
http://khoemoivui.com/cac-giai-doan-phat-trien-cua-tre-tu-0-6-tuoi-phan-1/

  • Phát âm bập bẹ
  • Biết cười xã giao
  • Thay đổi sắc mặt khi nghe tiếng động
  • Đầu thỉnh thoảng ngửng lên thẳng
  • Khi mẹ cho bú biết sửa mình để bú dễ hơn
8 – 12 tuần (3 tháng tuổi):
  • Nhận ra mẹ
  • Phát âm nguyên âm
  • Nhìn theo đồ chơi (lúc lắc) trên tay
  • Trở mình sang bên gần được
  • Biết và chờ được bế lên
12 – 16 tuần (4 tháng tuổi):

  • Cười mỉm khi thấy mình trong gương
  • Phát âm cười, “cu cu”
  • Có thể tự cầm đồ chơi (lúc lắc)
  • Nhìn và theo dõi bàn tay của mình
16 – 20 tuần (5 tháng tuổi):
http://khoemoivui.com/cac-giai-doan-phat-trien-cua-tre-tu-0-6-tuoi-phan-1/
  • Biết cái gì mới lạ
  • Cười to, biết thích thú
  • Đưa đồ chơi (lúc lắc) vào mồm
  • Hai tay chắp nhau vào giữa
  • Thấy và biết chờ đợi thức ăn
20 – 24 tuần (6 tháng tuổi):
  • Tỏ sự không vui khi đồ chơi bị lấy đi
  • Tự biết phát âm xã giao
  • Nhìn theo vật rơi xuống (thí dụ khi em vất thìa từ bàn xuống đất)
  • Đầu ngẩng thẳng và vững
  • Biết mày mò hay vỗ tay vào bính sữa hay vú mẹ.
24 – 28 tuần (7 tháng tuổi):

  • Biết chơi trò đơn giản với người khác
  • Nghe ngóng được tiếng nhạc
  • Đập đồ trên mặt bàn
  • Lật úp một mình trên giường
  • Uống từ ly (cần cha mẹ giúp).
28 – 32 tuần (8 tháng tuổi):

  • Biết hãi người lạ
  • Phát âm được một chuỗi nhiều âm
  • Biết lắc đồ chơi (lúc lắc)
  • Biết chuyển một vật từ tay này sang tay kia
  • Tự cầm đồ vật trên tay
32 – 36 tuần (9 tháng tuổi):

  • Biết nhái tiếng của người lớn
  • Phát âm 1 vần (đa, ba, ka)
  • Chơi với hai đồ chơi một lúc
  • Khi bắt ngồi sẽ lắc lư
  • Tự đút bánh vào mồm
36 – 40 tuần (10 tháng tuổi):

  • Biết vẫy tay
  • Phát âm “ba” hay “ma” (vô nghĩa)
  • Biết tìm đồ chơi bị giấu dưới chăn
  • Ngồi vững một mình
  • Biết giơ tay khi sắp được bế.
40 – 44 tuần (11 tháng tuổi):

  • Biết ngưng lại khi bị cha mẹ bảo ngưng
  • Nói “ba” hay “má” (đúng nghĩa)
  • Biết sắp xếp đồ chơi
  • Dùng ngón tay trỏ để giữ yên đồ vật
  • Biết chơi chung và hòa đồng với người khác.
44 – 48 tuần (1 tuổi/ 12 tháng tuổi):

  • Biết chơi với mình trong gương
  • Nói được 1 chữ khác ngoài “ba” và “má”
  • Biết chọn đồ chơi theo ý muốn của mình
  • Ngồi thẳng và lăn trái banh ra trước
  • Đưa đồ chơi cho người khác nhưng không biết thả tay ra.
48 – 52 tuần (13 tháng tuổi):

  • Đòi chơi đùa với người lớn
  • Nói được 2-3 chữ ngoài “ba” và “má”
  • Bắt chước người lớn dùng viết vẽ (thành những chấm)
  • Chập chững 1-2 bước
  • Đưa đồ chơi cho người khác và biết thả tay ra.
1.25 tuổi (16 tháng tuổi):

  • Tỏ ý muốn làm cha mẹ vui lòng
  • Kết hợp điệu bộ và ngôn ngữ
  • Biết xây cột (hai khối chồng lên nhau)
  • Chạy, ít té
  • Biết chỉ vào các bộ phận trên mình khi hỏi.
1.5 tuổi (18 tháng tuổi):

  • Chơi với búp bê, cho búp bê ăn v.v…
  • Nói ra thành câu cực ngắn
  • Bắt chước người lớn dùng viết vẽ (thành vệt dài)
  • Thích vặn nút
  • Hiểu thế nào là “nóng”.
1.75 tuổi (21 tháng tuổi):
  • Biết chia sẻ và chơi đồ chơi chung với trẻ em khác
  • Nói được 50-60 chữ
  • Biết dùng “dụng cụ” để khèo vật ở xa tới gần mình
  • Đá banh
  • Dùng thìa muỗng.
2 tuổi (24 tháng tuổi):

  • Chơi trò chơi tưởng tượng
  • Nói rõ nghĩa của câu, không phát âm tiếng vô nghĩa nữa
  • Biết tổng quát hóa
  • Lật từng trang sách, leo lên xuống lầu thang
  • Giúp cha me mặc quần áo cho mình.
2.5 tuổi:

  • Nhận ra mình trong gương
  • Biết nói tên và họ của mình
  • Nhận định các hình giống nhau
  • Cầm viết bằng ngón tay
  • Biết khi nào cần đi tiêu tiểu trong ban ngày.
3 tuổi:

  • Tự biết nói mình vui hay buồn
  • Biết hát đồng giao, bài hát trẻ em
  • Vẽ được vòng tròn
  • Đạp xe 3 bánh
  • Giúp dọn dẹp, cất đồ chơi.
3.5 tuổi:

  • Chơi hòa đồng vớ trẻ khác, tuân theo lệ của trò chơi
  • Dùng chữ khá chính xác
  • Vẽ hình vuông, biết so sánh to nhỏ
  • Dùng các khối gỗ xây được mơ hình cao
  • Làm một vài việc trong nhà.
4 tuổi:

  • Hiểu và đóng vai của mình trong trò chơi đóng kịch
  • Tham gia đối thoại
  • Vẽ hình nhân với 2 phần (đầu và mình), đếm được 3 vật
  • Biết nhảy
  • Biết xin lỗi.
4.5 tuổi:

  • Đóng kịch giỏi hơn
  • Dùng được các câu nói phức tạp
  • Biết món gì bị mất, đếm được 4 vật
  • Biết tung trái banh
  • Gọi thức ăn trong nhà hàng.
5 tuổi:

  • Hiểu luật của các trò chơi
  • Định nghĩa chữ, biết tên các đồng tiền
  • Biết tên ngày trong tuần, đếm được 10 vật
  • Thảy bóng, chạy nhảy giỏi
  • Thay quần áo một mình.
6 tuổi:

  • Có “bạn thân”
  • Đọc sách trẻ em
  • Vẽ hình nhân với đầu, cổ và tay
  • Đạp xe hai bánh
  • Tự nghĩ ra việc làm trong nhà cho mình
 Theo http://khoemoivui.com
ta-quan-bambimio-6

0 nhận xét:

Đăng nhận xét