Pages

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Tìm Hiểu Về Nấm Candida

Vì sao bạn bị nấm Candida khi có thai?



Bệnh nấm Candida là một loại bệnh viêm nhiễm phổ biến gây ra bởi một loại nấm có tên là Candida Albicans. Loại nấm này có thể thường trú sẵn trong cơ thể của chúng ta nhưng không gây ra vấn đề gì cả. Nhưng khi có thai, thể trạng của chúng ta thay đổi, và độ cân bằng pH mới khuyến khích loại nấm này phát triển, gây ngứa rát khó chịu ở âm hộ.



Triệu chứng của bệnh nấm Candida?



  • Mỗi người bị bệnh lại gặp những triệu chứng không giống nhau, nhưng nếu bạn thấy một hay nhiều hiện tượng dưới đây thì có thể bạn đã bị bệnh nấm Candida.
  • Cảm giác ngứa rát trong hoặc xung quanh âm hộ
  • Đau nhức và/hoặc mẩn đỏ
  • Đau nhức khi giao hợp hoặc khi đi tiểu
  • Ra huyết trắng đặc hơn bình thường. Không có gì là bất thường khi bạn ra nhiều huyết trắng lỏng có màu sữa trong suốt thời kỳ mang thai, nhưng nếu bạn thấy nó đặc quánh và có màu vàng xanh, đó có thể là triệu chứng của bệnh nấm Candida.


Tôi có nên tham vấn bác sĩ?



Nếu bạn nghi mình bị nấm Candida, hãy lập tức báo cho bác sĩ của bạn để họ chỉ định cho bạn biện pháp điều trị thích hợp.



Mẹo hay để chữa trị bệnh Candida an toàn



  • Khi mang thai bạn không nên tự mua thuốc tại tiệm thuốc, hãy tham vấn bác sĩ của bạn trước khi mua bất cứ thuốc gì.
  • Dùng túi nước đá hoặc túi chườm lạnh để làm dịu vùng bị ngứa rát.
  • Tránh tắm nước ấm hoặc nóng. Loại nấm này phát triển mạnh hơn trong môi trường ấm.
  • Hãy dùng sữa tắm hoặc xà bông không mùi.
  • Mặc đồ lót cotton và quần áo rộng để giữ cho vùng đó mát mẻ.
  • Ăn sữa chua tự nhiên chứa khuẩn sống sẽ giúp ích.

Nấm Candida và thai nhi



Mặc dù bệnh nấm Candida gây khó chịu, nhưng điều may mắn là nó không gây hại cho thai nhi của bạn. Tuy nhiên, nó có thể lây sang bé trong quá trình sinh nở và làm bạn đau khi cho bé bú, vì thế hãy cố chữa trị dứt bệnh trước khi sinh.

--------

Tưa miệng (Bệnh nấm Candida miệng)

Tưa miệng là bệnh trong đó nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, người già và người bị suy giảm miễn dịch do bệnh hay do thuốc.

Dấu hiệu và triệu chứng

Những đám màu trắng mịn trên lưỡi, trong má và đôi khi cả ở vòm miệng, lợi và amiđan, có thể đau và chảy máu khi bị cọ xát. Tổn thương có thể lan xuống thực quản (viêm thực quản do Candida) gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và sốt.

Triệu chứng ở trẻ dưới 1 tuổi và ở phụ nữ nuôi con bú

Triệu chứng ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường xuất hiện trong vài tuần đầu, ngoài những đám tổn thương màu trắng rải rác trong miệng, trẻ có thể khó bú và quấy khóc. Trẻ cũng có thể làm lây bệnh sang mẹ trong khi bú. Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau:

- Núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường

- Da ở quầng vú căng và đỏ rực

- Đau núm vú

- Cảm giác đau ở sâu khi cho con bú.

Nguyên nhân

Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu không kiểm soát được sự phát triển của nấm trên cơ thể. Hệ miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh hoặc do các thuốc như prednisone. Hoặc do kháng sinh phá vỡ sự cần bằng tự nhiên của vi sinh vật trên cơ thể.

Xét nghiệm và chẩn đoán

- Lấy mẫu tổn thương soi dưới kính hiển vi

- Nuôi cấy bệnh phẩm ngoáy họng

- Nội soi kiểm tra thực quản trong trường hợp nghi viêm thực quản do Candida.

- Chụp X quang thực quản có thuốc cản quang

Điều trị

- Ở trẻ khỏe mạnh không bị bệnh gì khác có thể không cần điều trị. Nếu bệnh xảy ra do dùng kháng sinh có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên. Trẻ bị bệnh dai dẳng có thể cần dùng thuốc chống nấm.

- Ở trẻ còn đang bú mẹ cần điều trị cho cả mẹ và trẻ để tránh lây nhiễm. Có thể dùng thuốc chống nấm nhẹ cho trẻ và kem chốgn nấm để bôi vào đàu vú người mẹ. Nếu trẻ bú bình cần rửa sạch đầu ti của bình hằng ngày.

- Ở người lớn khỏe mạnh có thể điều trị bằng cách ăn sữa chua hoặc uống acidophilus dạng viên nang hoặc dung dịch. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt nấm nhưng giúp phục hồi vi khuẩn chí bình thường trong cơ thể. Nếu cách này không hiệu quả bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm.

- Ở người lớn bị suy giảm miễn dịch, bệnh được điều trị bằng thuốc chống nấm dạng viên hoặc dung dịch, liệu trình thường từ 10 – 14 ngày. Trong trường hợp người bị nhiễm HIV giai đoạn muộn Candida albicans đã kháng với các thuốc chống nấm khác, có thể dùng amphotericin B.

Phòng bệnh

- Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh.

- Điều trị ngay bệnh nấm âm đạo sau khi mang thai hoặc sinh đẻ.

- Bỏ thuốc lá.

- Đi khám răng thường xuyên 6 – 12 tháng một lần.

- Hạn chế đường và những thực phẩm có chứa nấm men, gồm bánh mì, bia và rượu vang. Những thực phẩm này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida.


--------

Tự “xử lý” nấm Candida

Dân trí) - Nấm Candida thường trú trong cơ thể và phác tác khi cơ thể suy yếu. May mắn thay, bạn có thể tự chữa khỏi nấm Candida mà không cần đến bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào.

1. Tinh dầu thảo dược

Những tinh dầu được chiết xuất từ cây đinh hương và cây bạc hà có thể được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp trị nấm Candida. Những loại tinh dầu này có tính kháng nấm, giúp ức chế sự tăng trưởng của nấm men.

Bạn có thể sử dụng 2 loại tinh dầu thảo dược này tại chỗ bằng cách thoa hay giã nát lá tươi rồi bôi lên da. Nếu dùng tinh dầu thì nên pha thêm với dầu dừa, dầu hạnh nhân trước khi thoa chúng trên da nhé.

Lưu ý: Nếu đang mang thai thì không nên dùng tinh dầu bạc hà để trị nấm Candida.

2. Sữa chua

Tự xử lý nấm Candida

Dùng sữa chua để điều trị nấm là một cách rất phổ biến vì sữa chua có chứa vi sinh vật có ích cho cơ thể. Sữa chua có thể được sử dụng theo 2 cách là: ăn và thoa tại chỗ.

Ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp giảm thấp nhất sự tăng trưởng của nấm men trong cơ thể. Bạn cũng có thể thoa sữa chua trực tiếp vào khu vực bị nấm trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau, hãy làm vệ sinh thật kỹ khu vực này.

Lưu ý: chỉ dùng sữa chua không đường, không hương vị.

3. Tỏi

Đây là một cách “trị” nấm Candida khá nổi tiếng. Thực tế, tỏi có tính kháng khuẩn và chống nấm. Những nghiên cứu cho rằng, thường xuyên ăn tỏi có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát của nấm.

Trước đây, tỏi được sử dụng như một loại thuốc đặt ở âm đạo nhằm điều trị nấm nhưng kết quả rất khác nhau. Trong khi đó nó lại gây khó chịu và đau đớn ở âm đạo vì thế cách này không được khuyến khích.

Lê Nhi

------------

“Nỗi kinh hoàng” từ nấm Candida

Câu chuyện 1: Chỉ vì… dung dịch vệ sinh

Nếu tớ nói tớ bị nhiễm nấm Candida chỉ vì dùng dung dịch vệsinh thì các ấy có tin không? Nghe hơi “hoang đường” nhưng mà thật 1000 % luôn đó (thực ra thì nếu chính tớ không “kinh” qua thì tớ cũng không tin đâu).

Nỗi kinh hoàng từ nấm Candida

“Bi kịch” bắt đầu từ một lần tớ đi chợ đêm chơi cùng con bạn, bình thường tớ cũng không hay để ý đến các hàng mỹ phẩm trong chợ đâu, nhưng hôm đó con bạn tớ lại hăm hở “sà” vào xem xem xét xét làm tớ cũng tò mò ngắm nghía theo. Kết cục tớ đã “rinh” về 1 chai nước rửa phụ khoa trông rất “hoa cỏ mùa xuân” và xinh xắn, hương thơm cũng dễ chịu nữa. Ngờ đâu dùng chưa được 2 tuần, tớ đã thấy “cô bé” tự nhiên ngứa rát, thậm chí cả trong “thâm cung” cũng bị ngứa. Đã thế khí hư của tớ còn trắng và đặc hẳn lên, bốc mùi như mùi nấm mốc mới “kinh dị’ chứ. Tớ vội vàng “3 chân 4 cẳng” đi khám bác sĩ ngay lập tức. Lúc ấy tớ vẫn nghĩ là mình bị viêm nhiễm “vùng kín” bình thường thôi.

Khi bác sĩ“phán”làtớ bị nhiễm nấm Candida tớ đã “sốc toàn tập”. Tớ cứ tưởng nấm này chỉ lây qua XXX thôi, mà tớ thì đến “một mảnh tình vắt vai” cũng chưa có… Thấy bộ mặt “thộn” ra rất tội nghiệp của tớ, bác sĩ cười rồi giải thích: “Có rất đông người trên trái đất này mang những bào tử nấm Candida, và cháu là một trong số đó, nhưng không phải ai cũng bị mắc bệnh. Chỉ khi nào gặp điều kiện thuận lợi thì bọn nấm này mới phát tác thôi”. Tớ lại càng trố mắt hơn: “Nhưng cháu vệ sinh rất sạch sẽ thì làm sao mà nấm phát tác được ạ?”.

Nỗi kinh hoàng từ nấm Candida

Bác sĩ bảo: “Có nhiều điều kiện để nấm phát triển lắm: sức đề kháng kém đi này, dùng dung dịch vệ sinh kém chất lượng, hay một số trường hợp uống kháng sinh cũng bị nữa. Cháu có uống loại kháng sinh nào gần đây không?”. Nghe bác sĩ nói tớ mới ngớ người ra: “Cháu không uống kháng sinh nhưng cháu mới mua 1 lọ nước rửa phụ khoa ở chợ đêm ạ”. Bác sĩ lắc đầu bảo tớ: “Thế thì đúng rồi, lẽ ra cháu phải mua loại dung dịch ở hiệu thuốc, có tên tuổi, đảm bảo chất lượng chứ. Dùng hàng không nguồn gốc ở chợ là nguy hiểm lắm, nhất là ở khu vực nhạy cảm này. Thôi bác sẽ kê đơn thuốc cho về dùng nhé. Bỏ ngay lọ dung dịch kia đi. Và nhớ là chữa trị đúng liều nhé, nấm này là dễ tái phát lắm. Xong đợt thuốc này đến đây bác khám lại cho”.

Thật may là vì tớ đi khám kịp thời, chữa trị ngay được từ giai đoạn mới nhiễm bệnh nên chỉ sau một đợt điều trị thuốc là “cô bé” lại khỏe mạnh. Dĩ nhiên là tớ “khiếp vía” nói lời “bye bye” ngay lập tức với lọ dung dịch vệ sinh cũ và cả với mấy hàng bán hóa mỹ phẩm trong chợ đêm luôn.

Câu chuyện 2: Ôi cái bể bơi!!!

Tớ thì lại xui xẻo “đụng” ngay nấm Candida vì… không cắt da bao quy đầu. Bình thường, “cậu nhỏ” của tớ rất “phong độ” và khỏe mạnh, tự nhiên sau một hôm đi bơi nó “dở chứng”, nổi đầy những chấm nhỏ ở “thân”, đã thế còn mẩn đỏ hết lên ở bẹn làm tớ khổ sở vô cùng (mà tớ chỉ đi bơi có đúng một hôm thui đấy). Thế là tớ đành “lọc cọc” đến bác sỹ.

Cảm giác của tớkhi được nghe “kết luận” mình bị nhiễm nấm Candida là một từ duy nhất: “choáng váng”. Tớ vẫn “liệt” nấm Candida vào danh sách các bệnh “đen” chỉ nhiễm qua đường XXX, mà tớ thì chưa “nếm trái cấm” bao giờ nên tớ vẫn “đinh ninh” là mình “miễn dịch” với căn bệnh này.

Hôm ấy đi khám mới biết “kẻ khó ưa” ấy cũng có thể sống dưới da bao quy đầu ở những người không cắt bao quy đầu như tớ, và “khổ chủ” có thể chẳng biết gì cả nếu nó không gây ra sự khó chịu nào. Bác sĩ bảo loại nấm này “rất ưa” những chỗ ẩm ướt, ấm nên những vị trí như miệng, ruột hay dưới da bao quy đầu thường là nơi ở “hấp dẫn” của nó. Bình thường, vì tớ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nên ‘hắn” không có điều kiện “tung hoành”. Chỉ khi tớ đi bơi ở bể bơi đông người, “vùng kín” bị nhiễm khuẩn vì nước bể bơi không sạch thì “tên tội phạm” Candida mới có cơ hội “vùng dậy”.

Sau đó, vì bọn nấm chưa kịp “hành hạ” tớ lâu nên chỉ sau một đợt bôi thuốc là “cậu nhỏ” của tớ “tút” lại được “phong độ”. Cũng từ đó, tớ “kén” bể bơi hơn hẳn, không bạ đâu bơi đấy như trước mà cố gắng tìm bể nào “trông” có vẻ sạch sạch một tí. Tớ cũng “nạp” được nhiều thói quen tốt (ví như ngủ đầy đủ này, kiểm soát stress này, tích cực “chén” những món trước đây chẳng bao giờ ăn như củ cải, cà rốt, rau ngót này…) vì bác sĩ bảo rằng sức khỏe càng tốt thì hệ miễn dịch càng mạnh, càng dễ dàng “đánh thắng” Candida mừ.

Bây giờ thì tớ đã “loại” nấm Candida ra khỏi danh sách “đen” rồi, vì nó có thể nhiễm vào cơ thể bằng những con đường chẳng liên quan gì đến XXX đâu các ấy ạ.

-------------











ta-quan-bambimio-7

1 nhận xét:

Unknown nói...

Nấm bào ngư là một loại nấm ăn được, có mùi thơm, ngọt và giòn. Nấm bào ngư rất phổ biến hiện nay vì không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao, mà còn nhiều tác dụng phòng chữa bệnh. Do đó nấm bào ngư được bán ngày càng nhiều trong các siêu thị, cửa hàng nông sản, các quầy chợ… Có hơn 10 loại nấm bào ngư khác nhau đang được nuôi trồng. Tại Việt Nam, có một số ít loại nấm bào ngư đang được bày bán. Chúng được phân loại theo màu sắc như nấm bào ngư xám, nấm bào ngư trắng, nấm bào ngư vàng. Hay được gọi với cái tên hết sức quyền lực như nấm bào ngư vua, nấm bào ngư Nhật. Nấm bào ngư đang được nhiều người tiêu dùng tìm đến như một thực phẩm…

Đăng nhận xét