Pages

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt - Những Điều Cần Chú Ý

1.Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Bằng Nước

Khi trẻ bị ốm các bà mẹ thường nghĩ ngay đến việc dùng nước hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên nhiều mẹ mắc sai lầm khi dùng nước hạ nhiệt vì không biết cách.
cach-ha-sot-chot-tre-bang-nuoc-4

Với mức sốt vừa (38-38,5 độ C), cơ thể trẻ có thể chịu đựng được. Sốt cao (từ 39 đến 40 độ C trở lên) trong thời gian dài có thể làm bé bị co giật, dẫn đến thiếu oxy não. Nhiều bé có hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 38 độ C là đã bị làm kinh (co giật). Hiện tượng sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ sốt trên 39 độ C, cơn co giật thường xuất hiện và sẽ mất đi khi thân nhiệt hạ xuống dưới 39 độ C. Do vậy, các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

2. Dùng Thuốc Hạ Sốt Đúng Cách Như Thế Nào?

Thuốc dùng để hạ sốt hiện nay rất phong phú, đa dạng, dễ kiếm, dễ sử dụng nhưng đối tượng người dùng cũng vô cùng phức tạp.
cach-dung-thuoc-ha-sot-1
Điều quan trọng là dùng thuốc sao cho đúng và an toàn, đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu… Trên thực tế vẫn gặp nhiều trường hợp bị ngộ độc thuốc ở trẻ nhỏ do việc tự ý dùng thuốc chưa đúng của người dân.

3. Miếng Hạ Sốt Có Hạ Được Sốt Không?

Miếng dán hạ sốt hiện được bán rộng rãi tại các cửa hàng thuốc, thậm chí là trên các trang web, với lời quảng cáo rất hiệu nghiệm trong việc giảm thân nhiệt cho trẻ khi ốm sốt.
Nhiều gia đình còn thường xuyên phòng bị sẵn sản phẩm này trong tủ thuốc để dùng mỗi khi trẻ có biểu hiện tăng thân nhiệt. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các bác sĩ, miếng dán này không hề có tác dụng, thậm chí còn gây hại cho bé.
Trong những ngày qua, thời tiết thay đổi nóng – lạnh đột ngột nên lượng trẻ bị ho, sốt tăng cao. Tại các bệnh viện, phòng khám nhi đều đông nghịt trẻ đến khám bệnh, và hầu hết trẻ nhỏ có biểu hiện sốt đều được phụ huynh dán lên trán miếng cao hạ nhiệt.
Thông thường khi trẻ bị sốt phụ huynh nghĩ ngay đến thuốc hạ sốt đặt hậu môn để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ nguy hiểm.
 cach-dung-thuoc-ha-sot-10
5. Có Nên Truyền Dịch Khi Trẻ Sốt?

Thời tiết nắng nóng, số bệnh nhi bị sốt do siêu vi trùng phải nhập viện không ngừng tăng. Có cháu đã điều trị vừa khỏi thì lại phải nhập viện, vẫn bởi lý do sốt virus. Gia đình cuống lên, nằng nặc đòi… truyền dịch! Liệu có cần thiết không?
http://khoemoivui.com/co-nen-truyen-dich-khi-tre-sot/khi-nao-thi-nen-truyen-dich-cho-tre-bi-sot-1
TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) – cho biết thông thường khi khám bệnh, trẻ bị sốt đột ngột hai, ba ngày, bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân gây sốt do nhiễm vi khuẩn thì kết luận ban đầu sẽ là sốt virus.

6. Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt: Những Ngộ Nhận Cần Tránh

Lau mát trẻ bằng rượu, quấn trẻ quá kỹ, nặn chanh, cắt lể, cạo gió hay cử ăn… Nhiều bậc phụ huynh ngộ nhận, đó là cách chăm sóc trẻ tốt nhất khi bị sốt. Trái lại, theo các bác sĩ, đó là những ngộ nhận nguy hiểm, có thể khiến bệnh tình của trẻ thêm nặng hơn.
Cham soc tre bi sot Nhung ngo nhan can tranh
Chăm sóc trẻ bệnh tại BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) – Ảnh: H. Cát
Mới đây, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) đã phải mở một buổi sinh hoạt chuyên đề về “Cách phát hiện và chăm sóc trẻ sốt, sốt xuất huyết tại nhà” nhằm mục đích giúp các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc khi con em mình bị sốt, nhất là trong thời điểm sốt xuất huyết đang hoành hành.


Trong những ngày hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ em thường hay bị sốt. Các bậc cha mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để bảo vệ và phụ hồi sức khỏe cho trẻ.
cham soc tre bi om
Nếu trẻ sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức để kháng, từ đó khả năng nhiễm các bệnh khác sẽ cao hơn.
Khí hậu càng nắng nóng, trẻ thường bị sốt nhiều ngày và sốt ngày càng cao. Phần lớn trẻ sốt về ban ngày, sáng nóng chiều mát hoặc sáng mát chiều nóng, đầu mình nóng, tay chân tương đối mát, khát, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, không có hoặc ít mồ hôi….

8. Nên Cho Bé Ăn Gì Khi Bị Sốt?

Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cho bé ăn những đồ ăn dễ tiêu hoá, và cho ăn nhiều bữa hơn, mỗi bữa một chút.nen-cho-tre-an-gi-khi-bi-sot-2 

Cụ thể, chế độ ăn của trẻ bị sốt (không phải sốt thương hàn) như sau:
1. Trẻ nhỏ hơn 6 tháng:
- Bú mẹ nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Mẹ phải uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ vì trẻ sốt bị mất nước nên rất cần nước.
- Nếu trẻ bú bình: lượng sữa trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, chia làm 8-10 lần. Cho trẻ uống nước “đã khát” mới cho bú bình vì nếu không bù đủ số nước bị mất do sốt thì trẻ sẽ bỏ bú sữa. Có thể làm mát sữa cho trẻ “háu bú”.nen-cho-tre-an-gi-khi-bi-sot-4Nếu bé bị sốt nên cho bé tăng cường bú mẹ để bổ sung dinh dưỡng và lượng nước cần thiết
2. Trẻ từ 6 đến 24 tháng:
- Bú sữa đang dùng: là sữa mẹ hoặc sữa bình trẻ đang dùng và pha như bình thường.
- Bột hoặc cháo có đủ chất dinh dưỡng như bình thường nhưng xay loãng, cho trẻ ăn nhiều cữ trong ngày (4-5 cữ) nhưng mỗi lần ăn ít một (1/3-1/2 chén).nen-cho-tre-an-gi-khi-bi-sot-5
- Chất đạm tốt nhất là sữa, thịt gà, thịt heo.
- Cho trẻ uống thêm nước trái cây mát sau khi bú và sau khi ăn bột hoặc cháo.
3. Trẻ từ 24 đến 60 tháng (trẻ từ 2 đến 5 tuổi):
- Ăn cơm như bình thường, nhiều lần, ít một.
- Bữa ăn nên có thêm canh chua hoặc những loại canh mà trẻ dễ ăn như canh khoai mỡ, canh rau ngót, canh nấu thịt, cua mồng tơi….giúp trẻ ngon miệng, dễ ăn.nen-cho-tre-an-gi-khi-bi-sot-8 
Nếu bé không ăn được cơm, mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng để dễ tiêu hóa và hấp thu
- Ăn thêm một cữ tối nếu trẻ thèm ăn và thức khuya do sốt.
- Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích (nhưng hạn chế đồ ngọt): bánh gạo, sữa chua, sinh tố,….
- Ăn thêm những món phụ nhưng bổ dưỡng như bánh Flan, yaourt…
- Uống thêm nước, sữa, yaourt, nước trái cây mát.
4. Lưu ý:
- “Làm mát” thức uống của trẻ bằng cách cho thức uống vào tủ lạnh hoặc ướp đá bên ngoài, không được cho đá vào thức uống của trẻ vì tránh nhiễm trùng do đá gây ra. (Chú ý: Cho trẻ uống nước mát chứ không phải nước lạnh, vì nước lạnh cơ thể khó hấp thu sẽ làm bé háo nước hơn.)
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ khuyến khích trẻ ăn khi bị bệnh vì trẻ sẽ ói và sợ ăn. Sau khi hết bệnh sẽ “sợ ăn” luôn.nen-cho-tre-an-gi-khi-bi-sot-7- Khi sốt, trẻ rất khát nên nước mát và thức ăn lỏng, mềm dễ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ ăn nhiều hơn và dễ hấp thu hơn.
- Không nên cho trẻ ăn những món xào, rán nhiều mỡ, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
- Khi sốt trẻ cần nhiều nước và vitamin nên trẻ cần uống thêm nước trái cây.
5. Một số món ăn giúp trẻ hạ sốt
Cà chua hầm thịt: Cà chua 100g, thịt lợn nạc 100g, cà chua rửa sạch thái lát hoặc băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 bát nước, đổ thịt vào nấu chín trước, sau đó cho cà chua, một ít muối, dầu hành, gừng đun chín là được. Uống canh, ăn thịt và cà chua, mỗi ngày 1 lần, hoặc ăn cùng với cơm.
nen-cho-tre-an-gi-khi-bi-sot-9 
Rau muống, mã thầy: Rau muống 100g, mã thầy 20g. Hai thứ trên rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín nhừ. Ăn rau uống canh mỗi ngày 2 – 3 lần, ăn liền trong 7 ngày.
Chè đậu xanh, rau câu: Đậu xanh 50g, rau câu 30g, đường đỏ vừa đủ. Đậu xanh cho nước vào đun cho đậu chín nhừ, rau câu thái nhỏ, cho vào nồi nấu cùng đến khi rau câu chín kỹ thì cho đường đỏ liệu vừa ăn là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.
Các loại nước có thể uống: nước lọc, nước cam, nước dừa…sốt cao sẽ làm cơ thể mất nước, uống nhiều nước lúc này giúp cơ thể chống lại việc mất nước, loại bỏ các độc tố ra ngoài dễ dàng, từ đó nhanh chóng hết bệnh.nen-cho-tre-an-gi-khi-bi-sot-3 
Hãy ăn nhiều trái cây để tăng cường sức đề kháng và vitamin cho cơ thể, nhưng chú ý nên tránh những loại trái cây quá nhiều đường, trái cây có tính nóng như mít, nhãn, vải, mận…(Những thực phẩm nhiều đường cũng không phải lựa chọn tốt trong thời điểm này vì trong môi trường có nhiều đường, các tế bào bạch cầu sẽ tiêu diệt vi khuẩn và vi rút gây bệnh một cách chậm chạp, điều này sẽ làm cho bạn lâu hồi phục sức khỏe.)
Do bị sốt, cơ thể trẻ nhỏ bị suy yếu, nên nguyên tắc ăn uống đối với bệnh sốt ở trẻ nhỏ là: Uống đủ nước thức ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng; đặc biệt là có đủ chất đạm (protein), vitamin và muối khoáng. nen-cho-tre-an-gi-khi-bi-sot-10 
Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng khuyên dùng để giúp bé tăng sức đề kháng, nhanh hồi phục sức khỏe là:
Nước uống vitamin trái cây Active 8 (với 5 loại trái cây nhiệt đới, vị chua mát), Bột protein trẻ em, Viên vitamin tổng hợp dành cho trẻ em của thương hiệu Nutrilite – Thương hiệu bổ sung dinh dưỡng hàng đầu thế giới!
Chúc các bé luôn vui khỏe!
Khỏe Mới Vui – Nên Cho Bé Ăn Gì Khi Bị Sốt?

http://namvinhyen.com/

1 nhận xét:

Sy Nanm Thanh nói...

Dụng cụ hút mũi tại quận 6
dụng cụ hút mũi

Đăng nhận xét