Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

9 Lưu Ý Để Phòng Bệnh Cho Bé Trong Mùa Đông

Mùa đông là mùa của những bệnh lây qua đường hô hấp. Hệ hô hấp của bé chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị cảm cúm, ho, …dẫn đến viêm họng, sốt, viêm phế quản… Làm thế nào để giúp bé phòng bệnh mùa đông, mời các bậc phụ huynh lưu ý 9 điều sau đây nhé.
1. Ra ngoài
em-be-mua-dongĐừng luôn cho bé ở trong nhà khi thời tiết chuyển lạnh. Thiếu không khí trong lành ngoài trời sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bé. Từ đó, làm bé dễ mắc bệnh. Hãy chắc chắn rằng thi thoảng, bạn và bé cùng được ra bên ngoài, nơi không khí càng trong lành càng tốt.
 
2. Tắm nắng mùa lạnh
Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.
9-bi-mat-de-be-khong-bi-om-trong-mua-dong
Và mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên cho bé tắm nắng. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng vẫn là buổi sáng sớm và chiều muộn (không nên coi thường nắng mùa đông vì vào lúc trưa, ánh nắng vẫn đầy những tia cực tím gây hại). Ngoài ra, cũng nên tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.
3. Mặc cho bé thoải mái và dễ chịu
Trừ khi phải ra ngoài lúc gió lạnh, còn khi ở nhà, bạn nên chọn cho bé những trang phục thoải mái và dễ chịu nhất. Đừng quên mũ, khăn và găng tay cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió (bé có thể mất đến 50% nhiệt độ cơ thể do thoát nhiệt ở đầu).
muadong_6
Bạn có thể cảm thấy ấm hơn bé nhà bạn nếu bạn phải bế con hoặc đẩy xe cho bé.
4. Giữ bé khô ráo
Thời tiết mùa đông thường kéo theo mưa phùn ẩm ướt. Do đó, nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh. Bao bọc bé sau đó để bé ấm và cung cấp cho bé một đồ uống ấm nếu bé vừa bị lạnh và bị ướt.
5. Giữ tay sạch sẽ
Bé cần được rửa tay thường xuyên ngay cả khi trời lạnh. Bởi vì bàn tay là nơi chứa nhiều virus gây bệnh. Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong nhà cũng nên duy trì thói quen rửa tay bằng nước ấm và xà phòng để tránh lây nhiễm virus cho bé.
rửa tay thường xuyên cho bé 
6. Ăn uống tốt
Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé cần nhiều vitamin hơn. Hãy nhớ cho bé ăn mỗi ngày với rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn béo. Rau theo mùa lạnh là tốt hơn cả, ví dụ như cải bắp, bí ngô,cà rốt… vì chúng có nhiều vitamin bé cần.
rau-cu-mau-vang 
7. Uống đủ nước
Nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước cho bé vào mùa hè mà quên mất, mùa đông, bé cũng rất cần uống đủ nước. Với những bé phải nằm quạt (đèn) sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn.
8. Ngủ ngon và thư giãn
Hệ miễn dịch của bé cần được nghỉ ngơi để khôi phục chức năng tốt nhất. Mệt mỏi sẽ khiến bé có nguy cơ cao hơn với bệnh nhiễm trùng. Cố gắng cho bé ngủ đủ giấc, tránh xem truyền hình trước giờ đi ngủ.
ngu-ngon-thu-gian
Ngoài ra, cũng nên cho bé có những hình thức thư giãn mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) như đi công viên, vườn bách thú, đi bộ…
9. Đối phó với cảm
Nếu bé bị cảm nhẹ thì có thể bạn không cần dùng thuốc cho con. Nên cho bé uống đủ nước (đặc biệt là nước quả nhiều vitamin C), cho bé nghỉ ngơi để hồi phục sớm.
Khỏe Mới Vui, Vui Mới Khỏe!

Để Trẻ Luôn Khỏe Mạnh Trong Mùa Đông

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ốm nếu bạn không biết cách chăm sóc. Đặc biệt là vào mùa đông, nguy cơ trẻ dễ bị nhiễm lạnh càng cao. Với những cách dưới đây, bé sơ sinh nhà bạn sẽ luôn được khỏe mạnh trong mùa đông.cham-soc-tre-mua-dong

1. Giữ ấm cho trẻ

Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho các bé sơ sinh. Bạn nên biết rằng dù bé được nằm cạnh mẹ hay nằm riêng thì bạn cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5-37ºC. Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25–28ºC, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tránh dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.
Cũng có rất nhiều những cách giữ ấm khác cho trẻ như là quấn chăn, đội mũ đi tất, cho bé luôn ở cạnh mẹ, nếu bé sinh non có thì có thể dùng phương pháp Kanguru cho da kề da. Tốt nhất nên cho bé nằm gần mẹ, không nên để bé ngủ riêng, để bé vừa có hơi ấm của mẹ, mẹ vừa có thể biết con ấm, lạnh, ướt… và kịp thời xử lý.
Thêm nữa, bạn cũng cần nên cho bé ăn theo nhu cầu, tốt nhất là được bú mẹ thường xuyên. Khi bị đói, thân nhiệt bé cũng sẽ hạ. Nếu bé khó bú hay chưa quen ti mẹ, nên đổ thìa.

2. Vệ sinh cơ thể cho bé

Thói quen lười vệ sinh cho trẻ vào mùa đông vì sợ trẻ bị nhiễm lạnh là một điều sai lầm. Vào mùa đông cũng như các mùa khác trong năm, trẻ sơ sinh luôn cần được sạch sẽ. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì không nên tắm cho bé, nhưng vẫn cần thay quần áo và lau sạch những vùng kín như bộ phận sinh dục, bẹn, nách, cổ. Tắm, lau cần để bé ở phòng ấm, có thể bật quạt sưởi.cach-tam-va-cham-soc-tre-so-sinh-an-toan-mua-dong-1Bạn cũng không nên đóng bỉm, tã giấy suốt ngày đêm cho bé. Có thể ban đêm cho bé dùng tã giấy nhưng ban ngày nên quấn tã vải cho thoáng. Nếu dùng tã giấy cần thay thường xuyên, và ngay sau mỗi lần bé đại tiện. Mỗi lần thay lau rửa nhẹ nhàng vùng kín để tránh bị hăm, viêm da.
Trẻ sơ sinh cũng hay bị nôn, trớ. Mỗi lần như vậy bạn cũng cần phải thay ngay quần áo cho trẻ nếu quần áo bị vướng bẩn, tránh để da bé tiếp xúc với đồ ẩm ướt vì cơ thể bé có thể truyền nhiệt qua vùng đó và mất nhiệt.

3. Bảo vệ đường hô hấp cho bé

Đường hô hấp của trẻ sơ sinh rất dễ gặp khó khăn nếu bạn không biết cách bảo vệ. Ngạt mũi là một trong những hiện tượng phổ biến và thường hay gặp ở bé sơ sinh trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ. Hơn nữa bé sơ sinh chưa biết thở bằng miệng nên ngạt mũi khiến bé khó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc.ve sinh mui cho tre mua dongBạn cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà không có ý kiến của bác sĩ. Nếu thấy bé khó thở thì cần đưa đi khám.
Bạn cần đưa bé tới khám sớm tại bệnh viện nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây:
  • Bé đang bú tốt bỗng bỏ bú.
  • Bé sốt cao, ly bì.
  • Bé khó thở, bị co giật.
  • Nôn trớ nhiều.
  • Vàng da.

Chế Độ Ăn Khoa Học Nhất Cho Trẻ Qua Các Giai Đoạn

Dựa trên các nghiên cứu và khảo sát thực tế, giáo sư Michael Lee và các đồng nghiệp ở Đại học Ilinois (Mĩ) đã đưa ra tổng kết về sự thay đổi chế độ ăn của trẻ từ sơ sinh đến độ tuổi thiếu niên. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo!che-do-dinh-duong-cho-tre-nho1. Chế độ ăn từ 0 – 1 tuổi
Giáo sư Michael Lee cho biết dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, các bà mẹ không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về khối lượng thức ăn và thời gian cho ăn đối với bé. Các mẹ nên học cách phân biệt được ý muốn của con thông qua tiếng khóc. Khi bé khóc, đầu tiên bạn kiểm tra xem bé có cần thay tã không, nếu không bạn chấm nhẹ ngón tay hai bên mép bé, thấy bé quay đầu về hai bên theo ngón tay thì đó là dấu hiệu bé đang đói.
Chế độ ăn của bé 0 – 1 tuổi được thay đổi theo từng giai đoạn nhỏ, cụ thể như sau:
a) 0 – 3 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, các mẹ không cần tuân theo nguyên tắc nào về thời gian mà cứ thấy con đói là cho bú, không nhất thiết hạn chế số lần cho con bú.tre-3-thang-bu-meNhưng cũng nên chú ý là có ít nhất một bữa trong ngày phải đảm bảo bé được bú no theo nhu cầu.
b) 4 – 6 tháng tuổi
Thông thường, trong giai đoạn này số bữa ăn trong ngày của trẻ giảm xuống 6 – 8 bữa một ngày. Giáo sư Lee nhấn mạnh, từ tháng thứ 5 trở đi, tốt nhất không nên cho trẻ bú từ lúc nửa đêm trở đi để tập cho bé thói quen không ăn đêm.tre-bu-me-theo-nhu-cauSữa cho trẻ có thể hoàn toàn là sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa công thức, nếu bắt đầu cho bé ăn dặm thì thức ăn chỉ nên ở mức “gọi là” và không lấn át các bữa sữa chính.
c) 7 – 10 tháng tuổi
Bữa ăn của trẻ được giảm xuống 6 bữa/ngày, trong đó bao gồm 4 – 5 bữa sữa và 1 – 2 bữa ăn dặm.em-be-8-thang-tuoi-an-damTrong khoảng thời gian trước khi bé ngủ hoặc sau khi ăn no tính cho đến khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau không nên cho bé ăn thêm thức ăn khác.
d) 10 – 12 tháng tuổi
Gần 1 tuổi, bữa ăn của bé giảm xuống 5 bữa một ngày, trong đó bao gồm 3 bữa sữa, 2 bữa ăn. Bữa sáng của bé nên có sữa, trứng gà, bánh mì hoặc bánh bao.che-do-dinh-duong-cho-tre-10-thang-tuoiTrong giai đoạn này, tốt nhất trong bữa ăn chính của gia đình vào buổi trưa hoặc buổi tối nên cho bé uống thêm 600 ml sữa trở lên.
2. Chế độ ăn từ 1 – 3 tuổi
Trong độ tuổi này, những chiếc răng sữa đầu tiên đã xuất hiện, bé có thể chuyển sang thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời làm đa dạng hóa thức ăn hấp thu vào cơ thể.che-do-an-cho-tre-nhoCác mẹ cũng bắt đầu đưa bé vào “khuôn khổ”: ăn đúng giờ, đúng bữa, không vừa ăn vừa chơi hoặc xem ti vi…che-do-dinh-duong-cho-tre-15-thang-tuoiMột điều cần chú ý là các mẹ không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho con đi ăn rong vì như vậy ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe dạ dày của bé.
3. Chế độ ăn từ 3 – 6 tuổi
Thức ăn cho trẻ nên phong phú về thành phần, tuy nhiên ngũ cốc luôn đóng vai trò chính. Thường xuyên cho bé ăn cá, thịt gia cầm, trứng, thịt lợn nạc, ăn nhiều rau tươi và trái cây. Hạn chế uống nước ngọt, thay vào đó nên uống một lượng sữa ổn định hàng ngày. Cũng nên uống đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu tương.che-do-an-cho-tre-4-tuoiTrong độ tuổi trước khi đi học tiểu học này, bé cần đảm bảo được ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, cộng thêm 1 – 2 bữa ăn nhẹ. Không để trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi và cho phép trẻ lựa chọn món ăn trong giới hạn cho phép.
4. Chế độ ăn trong độ tuổi nhi đồng, thiếu niên
Độ tuổi này hình thành thói quen ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý, thông thường trẻ vẫn ăn đều đặn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ. Phân bổ lượng thức ăn trong 3 bữa theo tỷ lệ hợp lý: ăn sáng 25 – 30% tổng năng lượng cần cung cấp cho một ngày, ăn trưa chiếm 30 – 40%, ăn tối chiếm 30 – 40%. Bữa tối không nên ăn đồ ngọt thay cho thức ăn chính.cham-con-khoe-vi-sao-cho-be-an-sang-moi-ngayCác mẹ cần lưu ý rằng nếu bữa sáng không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thì không chỉ ảnh hưởng đến năng lực tiếp thu kiến thúc và hoạt động thể chất của bé ở trường mà còn không có lợi cho hệ thống tiêu hóa và sức khỏe của bé. Vì vậy, một bữa ăn hợp lý về thành phần dinh dưỡng nên bao gồm sữa tươi hoặc sữa đậu nành, trứng, thịt nạc hoặc các loại thực phẩm giàu protein. Rau và trái cây cũng là thành phần được khuyến khích trong bữa sáng.
Khỏe Mới Vui, Vui Mới Khỏe!

Chăm Sóc Trẻ Béo Phì

1. Những Lời Khuyên Cho Trẻ Thừa Cân- Béo Phì

Trẻ bị thừa cân, béo phì thường hay có mặc cảm về hình thức của mình. Hơn nữa, cân nặng nhiều hơn mức bình thường cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, điều chỉnh chế độ ăn uống là hết sức cần thiết, giúp cho trẻ phát triển thể lực tốt hơn, phòng tránh các bệnh mãn tính sau này. 
tre-an-nhieu-thuc-an-nhanh-de-thua-can-beo-phi
Mục tiêu điều trị béo phì trẻ em khác với người trưởng thành, ngoài việc tập trung vào ngăn ngừa tăng cân, còn cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, kẽm …     

2.  5 Môn Thể Thao Nên Tránh Đối Với Trẻ Thừa Cân

Nhiều ông bố bà mẹ vì muốn cho con nhanh chóng giảm cân nên thúc em con tập thể dục quá sức hay tập môn thể thao không phù hợp để rồi xảy ra những điều vô cùng đáng tiếc hoặc có tác dụng ngược với giảm cân.
Đối với trẻ con nhất là trẻ thừa cân không phải môn thể thao nào cũng chơi được và tùy theo độ tuổi mà chọn môn thể thao thích hợp cho trẻ. Sau đây là những môn thể không cho trẻ thừa cân chơi khi còn quá nhỏ, các bậc phụ huynh hãy lưu ý nhé.
1. Môn bơi lộitre-thua-can-duoi-5-tuoi-khong-nen-boi-loiBơi là môn thể thao dành cho các bé từ 5 tuổi trở lên, dưới 5 tuổi tốt nhất là không cho trẻ bơi. Trên 5 tuổi thì hệ thần kinh và các cơ bắp của trẻ đã phát triển đến một mức độ nhất định nên trẻ có thể tự kiểm soát và giải quyết các tình huống. Một lý do nữa đó chính là những trẻ em trên 5 tuổi dễ dàng nghe, hiểu và áp dụng những lời người hướng dẫn.

3. Béo Phì Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Tác Hại

Hiện nay số trẻ bị béo phì đang gia tăng ở nước ta và là một vấn đề đáng quan tâm, lo ngại. Béo phì sẽ làm các bé khó vận động, mặc cảm và dễ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, huyết áp,…Cần biết những đặc điểm tác hại của béo phì trẻ em (BPTE) để từ đó có cách ăn uống và phòng bệnh phù hợp.
tim-hieu-beo-phi-tre-em
1. Nguyên Nhân Trẻ Bị Béo Phì
a. Có nhiều yếu tố gây nên trẻ thừa cân, béo phì nhưng trong đó quan trọng nhất chính là khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu, hàm lượng chất béo, chất bột và đường vượt quá mức cho phép. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân – béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.

Kiến Thức Chăm Sóc Trẻ Cơ Bản

1. Dinh Dưỡng Cho Trẻ Hiếu Động Trong Mùa Hè

(Bấm vào đường link để xem bài viết đầy đủ nhé!)

Trong mùa hè, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ cũng nên xây dựng thực đơn đa dạng, kích thích bé ăn ngon. Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm cần thiết mẹ nên bổ sung cho bé vào mùa hè.1.Nhóm thực phẩm giữ nước cho bé
Việc nghịch ngợm, nô đùa vào những ngày nóng sẽ khiến cho cơ thể bé mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi. Không những thế, hầu hết các bé đều mải chơi và lười uống nước, vì vậy, mẹ cần lưu ý đến điều này để bổ sung những thực phẩm giữ nước vào thực đơn của bé.
nen-cho-be-uong-nuoc-hoa-qua-it-duong
Các bà mẹ có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm giữ nước như: nước ép trái cây từ cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi…Ngoài việc cung cấp nước, những thực phẩm này còn cung cấp một lượng vitamin C đáng kể cho bé. Để bé không bị khô da và thiếu nước, tránh táo bón, mẹ cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ… cho bé.

2. Ngủ Không Điều Độ Dễ Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Của Trẻ

Kết quả nghiên cứu do ĐH London, Anh, tiến hành cho thấy những trẻ ngủ thất thường nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về điều chỉnh hành vi và khó khăn trong thể hiện cảm xúc.
gio-ngu-that-thuong-anh-huong-khong-tot-den-tre-nho

3. 6 Loại Vi Chất Giúp Bé Thông Minh Và Phát Triển Tốt Hơn 

Muốn con trẻ thông minh và phát triển tốt, thì người mẹ cần đặc biệt nắm rõ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con. Sau đây, KhoeMoiVui chia sẻ với các chị em 6 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần cho sự phát triển tốt của trẻ.
vi chất giúp trẻ thông minh
Cơ thể của trẻ sơ sinh có nhu cầu vitamin và khoáng chất khác so với người lớn. Trẻ sơ sinh từ lúc còn là phôi thai trong bụng mẹ đã cần được bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất để phát triển một cách toàn diện và hoàn hảo. Sau này khi được sinh ra và trong quá trình phát triển, bé cũng liên tục cần được sổ sung vitamin và khoáng chất. Cùng “điểm danh” 6 loại vitamin và khoáng chất đặc biệt quan trọng không thể thiếu cho mỗi bé nhé.


4. Sai Lầm Khi Chữa Bệnh Sổ Mũi Cho Trẻ

Trẻ bị sổ mũi là dấu hiệu sớm của những bệnh liên quan tới đường hô hấp. Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có thể dẫn đến viêm xoang và viêm đường hô hấp. Chính vì vậy, khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để con nhanh hết bệnh và phòng ngừa các bệnh hô hấp khác: viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang…
Nhỏ nước tỏi ép, hút mũi, rửa mũi quá nhiều hoặc lạm dụng thuốc nhỏ mũi khi bé ngạt, sổ mũi, chỉ khiến bệnh của con thêm nặng.so-mui-o-treThời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể nhiều trẻ không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng. Không muốn con uống kháng sinh, nhiều mẹ tự chữa cho con theo cách “truyền miệng”, tuy nhiên chữa không đúng cách khiến bệnh của bé càng thêm nặng.

5. 6 Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Trẻ Dưới 3 Tuổi

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít bệnh tật.
dinh-duong-cho-tre-tu-1-den-3-tuoiỞ lứa tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác sức khỏe của trẻ có hạn, khả năng hấp thu và tiêu hóa chưa thật tốt. Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

6. Những Lưu Ý Khi Tắm Nắng Cho Bé

Tắm nắng sẽ giúp cơ thể tự sản xuất vitamin D, hay nói cách khác, vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da. 80% vitamin D được tổng hợp theo cách này, 20% còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu…).
7-loi-ich-cua-tam-nang-doi-voi-suc-khoe-9
Vitamin D đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Bởi nó là chất để hấp thu canxi và photpho. Nó tác động đến ống thận để tái hấp thu canxi, cũng như gắn canxi vào trong xương.
Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu canxi. Hậu quả là làm giảm canxi trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương. Vì vậy đề phòng còi xương cho bé, các mẹ nên cho bé tắm nắng hằng ngày.


Tại Sao Trẻ Quá Hiếu Động?

Trẻ hiếu động ở mức bình thường và kiểm soát được thì không có gì đáng lo ngại, đó là việc phát triển tự nhiên của trẻ. Nhưng trẻ quá hiếu động thường không tập trung, luôn chạy nhảy, làm mọi thứ bừa bộn, khiến người trông và bản thân trẻ mệt nhoài.
tại sao trẻ quá hiếu động
Tại sao trẻ hiếu động, nghịch ngợm, kém tập trung?
Theo các chuyên gia tâm lý nhi, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cách bình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập.
Ở tuổi chưa biết đi, trẻ hiếu động thường khóc suốt ngày và ngọ nguậy liên tục. Sự hiếu động bộc lộ rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (từ 1 tuổi trở lên). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra:
- Mất khả năng tập trung: Trẻ định làm một việc rồi lại quên mất, luồng suy nghĩ của trẻ lướt qua sự kiện này đến sự kiện khác nhưng không cố định. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của mình. Cũng có khi trẻ quá tập trung vào một việc ưa thích nhưng sự tập trung này lại thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán; chỉ tập trung được một lúc rồi quên ngay.
- Thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu suy nghĩ đến hậu quả của hành động: Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ hiếu động dễ gặp tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và thái quá so với lứa tuổi. Thường trẻ 2-4 tuổi cũng rất nhanh nhạy nhưng đó là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ hiếu động có tính chất bệnh lý, các hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên.
tre-hieu-dong-ham-choi
Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết, do không chú ý học nên kết quả học tập của những trẻ quá hiếu động ngày càng sa sút, ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Thầy cô luôn xem trẻ là học sinh cá biệt nhưng thật ra đó không phải là lỗi của trẻ. Do bị bạn bè xa lánh, trẻ càng hăng hơn, phá rối nhiều hơn và có thể rơi vào tình trạng nghiện ngập rất sớm do bị cô lập.
Còn theo bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, trẻ quá hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ phát triển tốt. Nếu không, càng lớn trẻ càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khó phát triển nhân cách bình thường trong đời sống xã hội.
Bác sĩ Điền cũng cho hay, có nhiều nguyên nhân gây hiếu động quá mức ở trẻ: Tình trạng gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý. Ở những gia đình này, trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luôn muốn được “bung ra”.
nhan-biet-tre-hieu-dong-hay-tang-dong
Và dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển não bộ của trẻ. Trẻ cần có chế độ ăn hợp lý, cân bằng, lành mạnh và đủ dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng để phát triển bình thường.
10 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động:
1. Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ.
2. Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ”… Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm.
3. Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ.
4. Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.
bo-me-luon-danh-tinh-yeu-dung-muc-cho-con
Cha mẹ luôn dành tình yêu và sự quan tâm cho con!
5. Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ.
6. Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động.
7.  Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích.
8 . Luôn giám sát trẻ. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, ngon giấc, đúng giờ.

tre-can-dinh-duong-tot-cho-nao-bo
9. Bổ sung dinh dưỡng cho não bộ ổn định: B complex, Canxi và Magie, Dầu cá, Protein hoàn chỉnh từ thực vật. Hạn chế cho trẻ ăn uống đồ ngọt như nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo ngọt,… vì ăn nhiều bé sẽ thiếu vitamin nhóm B nhiều hơn, và sẽ càng hiếu động hơn.
10. Tạo môi trường lành mạnh, tích cực cho bé giao lưu, học hỏi và phát triển bản thân.
Chúc các vị phụ huynh sẽ luôn đồng hành và có nhiều niềm vui bên con trẻ!
KhoeMoiVui.Com

Các Giai Đoạn Phát Triển Của Trẻ

Trẻ em từ khi sinh ra đến 6 tuổi có sự thay đổi về nhận thức và thể chất rất nhanh. Mời các bậc phụ huynh tham khảo những mốc phát triển sau để chăm sóc con mình thật tốt nhé.
Tuy nhiên, không phải em nào cũng phải theo y khuôn các mốc này. Nhưng nếu cha mẹ cảm thấy con mình bị tụt lại khá xa, nên hỏi bác sĩ.
0 – 4 tuần (1 tháng tuổi):

  • Nhìn mặt của người quen
  • Phát âm nhỏ
  • Giật mình khi nghe tiếng động
  • Chân tay cử động khác nhau
  • Ngưng khóc khi được bế
4 – 8 tuần (2 tháng tuổi):
http://khoemoivui.com/cac-giai-doan-phat-trien-cua-tre-tu-0-6-tuoi-phan-1/

  • Phát âm bập bẹ
  • Biết cười xã giao
  • Thay đổi sắc mặt khi nghe tiếng động
  • Đầu thỉnh thoảng ngửng lên thẳng
  • Khi mẹ cho bú biết sửa mình để bú dễ hơn
8 – 12 tuần (3 tháng tuổi):
  • Nhận ra mẹ
  • Phát âm nguyên âm
  • Nhìn theo đồ chơi (lúc lắc) trên tay
  • Trở mình sang bên gần được
  • Biết và chờ được bế lên
12 – 16 tuần (4 tháng tuổi):

  • Cười mỉm khi thấy mình trong gương
  • Phát âm cười, “cu cu”
  • Có thể tự cầm đồ chơi (lúc lắc)
  • Nhìn và theo dõi bàn tay của mình
16 – 20 tuần (5 tháng tuổi):
http://khoemoivui.com/cac-giai-doan-phat-trien-cua-tre-tu-0-6-tuoi-phan-1/
  • Biết cái gì mới lạ
  • Cười to, biết thích thú
  • Đưa đồ chơi (lúc lắc) vào mồm
  • Hai tay chắp nhau vào giữa
  • Thấy và biết chờ đợi thức ăn
20 – 24 tuần (6 tháng tuổi):
  • Tỏ sự không vui khi đồ chơi bị lấy đi
  • Tự biết phát âm xã giao
  • Nhìn theo vật rơi xuống (thí dụ khi em vất thìa từ bàn xuống đất)
  • Đầu ngẩng thẳng và vững
  • Biết mày mò hay vỗ tay vào bính sữa hay vú mẹ.
24 – 28 tuần (7 tháng tuổi):

  • Biết chơi trò đơn giản với người khác
  • Nghe ngóng được tiếng nhạc
  • Đập đồ trên mặt bàn
  • Lật úp một mình trên giường
  • Uống từ ly (cần cha mẹ giúp).
28 – 32 tuần (8 tháng tuổi):

  • Biết hãi người lạ
  • Phát âm được một chuỗi nhiều âm
  • Biết lắc đồ chơi (lúc lắc)
  • Biết chuyển một vật từ tay này sang tay kia
  • Tự cầm đồ vật trên tay
32 – 36 tuần (9 tháng tuổi):

  • Biết nhái tiếng của người lớn
  • Phát âm 1 vần (đa, ba, ka)
  • Chơi với hai đồ chơi một lúc
  • Khi bắt ngồi sẽ lắc lư
  • Tự đút bánh vào mồm
36 – 40 tuần (10 tháng tuổi):

  • Biết vẫy tay
  • Phát âm “ba” hay “ma” (vô nghĩa)
  • Biết tìm đồ chơi bị giấu dưới chăn
  • Ngồi vững một mình
  • Biết giơ tay khi sắp được bế.
40 – 44 tuần (11 tháng tuổi):

  • Biết ngưng lại khi bị cha mẹ bảo ngưng
  • Nói “ba” hay “má” (đúng nghĩa)
  • Biết sắp xếp đồ chơi
  • Dùng ngón tay trỏ để giữ yên đồ vật
  • Biết chơi chung và hòa đồng với người khác.
44 – 48 tuần (1 tuổi/ 12 tháng tuổi):

  • Biết chơi với mình trong gương
  • Nói được 1 chữ khác ngoài “ba” và “má”
  • Biết chọn đồ chơi theo ý muốn của mình
  • Ngồi thẳng và lăn trái banh ra trước
  • Đưa đồ chơi cho người khác nhưng không biết thả tay ra.
48 – 52 tuần (13 tháng tuổi):

  • Đòi chơi đùa với người lớn
  • Nói được 2-3 chữ ngoài “ba” và “má”
  • Bắt chước người lớn dùng viết vẽ (thành những chấm)
  • Chập chững 1-2 bước
  • Đưa đồ chơi cho người khác và biết thả tay ra.
1.25 tuổi (16 tháng tuổi):

  • Tỏ ý muốn làm cha mẹ vui lòng
  • Kết hợp điệu bộ và ngôn ngữ
  • Biết xây cột (hai khối chồng lên nhau)
  • Chạy, ít té
  • Biết chỉ vào các bộ phận trên mình khi hỏi.
1.5 tuổi (18 tháng tuổi):

  • Chơi với búp bê, cho búp bê ăn v.v…
  • Nói ra thành câu cực ngắn
  • Bắt chước người lớn dùng viết vẽ (thành vệt dài)
  • Thích vặn nút
  • Hiểu thế nào là “nóng”.
1.75 tuổi (21 tháng tuổi):
  • Biết chia sẻ và chơi đồ chơi chung với trẻ em khác
  • Nói được 50-60 chữ
  • Biết dùng “dụng cụ” để khèo vật ở xa tới gần mình
  • Đá banh
  • Dùng thìa muỗng.
2 tuổi (24 tháng tuổi):

  • Chơi trò chơi tưởng tượng
  • Nói rõ nghĩa của câu, không phát âm tiếng vô nghĩa nữa
  • Biết tổng quát hóa
  • Lật từng trang sách, leo lên xuống lầu thang
  • Giúp cha me mặc quần áo cho mình.
2.5 tuổi:

  • Nhận ra mình trong gương
  • Biết nói tên và họ của mình
  • Nhận định các hình giống nhau
  • Cầm viết bằng ngón tay
  • Biết khi nào cần đi tiêu tiểu trong ban ngày.
3 tuổi:

  • Tự biết nói mình vui hay buồn
  • Biết hát đồng giao, bài hát trẻ em
  • Vẽ được vòng tròn
  • Đạp xe 3 bánh
  • Giúp dọn dẹp, cất đồ chơi.
3.5 tuổi:

  • Chơi hòa đồng vớ trẻ khác, tuân theo lệ của trò chơi
  • Dùng chữ khá chính xác
  • Vẽ hình vuông, biết so sánh to nhỏ
  • Dùng các khối gỗ xây được mơ hình cao
  • Làm một vài việc trong nhà.
4 tuổi:

  • Hiểu và đóng vai của mình trong trò chơi đóng kịch
  • Tham gia đối thoại
  • Vẽ hình nhân với 2 phần (đầu và mình), đếm được 3 vật
  • Biết nhảy
  • Biết xin lỗi.
4.5 tuổi:

  • Đóng kịch giỏi hơn
  • Dùng được các câu nói phức tạp
  • Biết món gì bị mất, đếm được 4 vật
  • Biết tung trái banh
  • Gọi thức ăn trong nhà hàng.
5 tuổi:

  • Hiểu luật của các trò chơi
  • Định nghĩa chữ, biết tên các đồng tiền
  • Biết tên ngày trong tuần, đếm được 10 vật
  • Thảy bóng, chạy nhảy giỏi
  • Thay quần áo một mình.
6 tuổi:

  • Có “bạn thân”
  • Đọc sách trẻ em
  • Vẽ hình nhân với đầu, cổ và tay
  • Đạp xe hai bánh
  • Tự nghĩ ra việc làm trong nhà cho mình
 Theo http://khoemoivui.com
ta-quan-bambimio-6