Pages

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2010

Tại sao bé bị đầy bụng, phân sống, biếng ăn và hay ốm?

Rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện: đầy bụng, đi ngoài phân sống, hay nôn trớ, không chịu ăn… kèm theo các tình trạng mệt mỏi mạn tính, sức đề kháng yếu, dị ứng... ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do trẻ bị loạn khuẩn đường ruột.

Thế nào là cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột?

Trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong đó các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn có hại ở đường ruột. Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ được sống trong môi trường vô trùng, được bảo vệ cẩn thận. Ngay sau khi sinh, vi khuẩn bắt đầu xuất hiện và hình thành nên hệ vi khuẩn lòng ruột. Bình thường, khi cơ thể khỏe mạnh, số lượng vi khuẩn có lợi và có hại ở thế cân bằng nhau gọi là cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Vì sao trẻ bị mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột?

Nguyên nhân trước tiên: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt và chưa hoàn thiện. Bước vào tuổi ăn dặm, ngoài sữa mẹ, trẻ còn ăn thêm nhiều thức ăn khác nhau dễ dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn. Nhất là các trường hợp trẻ phải chịu một chế độ ăn uống không hợp lý: trẻ bị ép ăn quá nhiều trong một bữa; các cữ ăn quá gần nhau với những loại thức ăn giàu đạm, đường, chất béo... ít chất xơ, vitamin, chất khoáng, quá ít sữa lên men tự nhiên ( như sữa chua, phô mai không béo...). Khi đó hệ tiêu hóa của trẻ không đủ sức tiêu hóa hết thức ăn. Thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường tiêu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh làm lên men thức ăn và sinh ra nhiều hơi ( khí ) dẫn đến bụng bị chướng căng. Vì vậy, trẻ có cảm giác no, ăn kém đi, bỏ bú sữa, khó chịu, dễ nôn ói… Hơn nữa, thức ăn chưa tiêu sẽ tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ trong cơ thể vào ruột, gây hiện tượng đi ngoài phân sống hoặc lỏng nhiều lần trong ngày.

Nguyên nhân thứ 2: là do khi còn nhỏ, hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện. Chính vì vậy trẻ nhỏ là đối tượng rất hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… trong những năm đầu đời và phải dùng kháng sinh để điều trị. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường biếng ăn, dễ nôn trớ, đi ngoài phân sống... Qua thời gian ngắn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng và dễ bị ốm do sức đề kháng yếu. Khi cơ thể trẻ yếu thì các vi khuẩn có hại này lại càng có cơ hội để “ hoành hành” khiến cho rối loạn tiêu hóa càng trầm trọng hơn. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Cách xử trí?

Khi trẻ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, biếng ăn, đi ngoài phân sống... cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Thông thường bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các chế phẩm giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các nhà khoa học nhận định rằng cách tốt nhất là bổ sung một hệ vi khuẩn mới có lợi dưới dạng chế phẩm Probiotics. Loại men vi sinh này sẽ giúp lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu... với những trẻ biếng ăn, kém hấp thu, sức đề kháng yếu và hay ốm.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

Danh sách bác sĩ khám nhi ở Hà Nội

BÁC SỸ CHUYÊN KHOA HÔ HẤP, TAI MŨI HỌNG
1. BS. TS Tạ Khánh Vân - trưởng khoa điều trị tự nguyện Viện Nhi TW
Đ/C: 26 Phố Chùa Láng Tel: 38355596, 0903266570

2. BS Đinh Thị Vĩnh - nguyên phó khoa nhi - BV Tai mũi họng
Đ/C: Số 1, ngõ 49, phố Triều Khúc, Thanh Xuân, HN (cạnh nhà máy ôtô Hoà Bình)
Tel: 38543395 (khám tại nhà riêng)

 3. BS. Lê thị Hồng Hanh - khoa hô hấp - BV Nhi
Đ/C: Số 2, tổ 4, ngách 25/59, đường Vũ Ngọc Phan
Tel: 37762055 (khám tại nhà riêng)

4. BS. Hồng - BS điều trị khoa hô hấp - BV Nhi
Đ/C: 14, ngõ 61, đường Trần Duy Hưng, HN
Tel: 0913.378.928

5. BS. Tuân - nguyên viện trưởng viện Tai mũi họng
Đ/C: PK tư nhân 125 Thái Thịnh, khám các ngày thứ 3, 5

6. BS. Ngọc - BV nhi HN
Tel: 0903253238 (khám tại nhà BN)

7. BS Thông - khoa hô hấp, BV Nhi HN
Tel: 0913.306.279

8. Bác sĩ Ngân, chuyên khoa tai mũi họng, hô hấp
Đ/C: A22, tổ 122 Hoàng Cầu (nếu đi từ chợ Thái Hà thì đi qua chợ rẽ vào ngõ 184, đi thẳng thấy Trung tâm nhân đạo máu Hồng Ngọc).
Tel: 35112023.

9. BS Ngoan - BV Nhi
ĐT NR: 35650693
NR: 31 Ngõ 146 Vương Thừa Vũ - Thanh Xuân

10. BS.TS.Võ Văn Khoa, khoa Tai - Mũi - Họng BV Nhi TƯ
Tel: 0903264593

11. BS Hoàn (hay dùng thuốc KS nặng)
Đ/C: 06 Nguyễn Biểu
Tel: 0913235564

12. Bác sỹ Loan trưởng khoa hô hấp
Đ/C: 163 Phương Mai

13. BS. Phạm Thắng, Viện TMH TW
NR: số 25 ngõ Đoàn Nhữ Hài, phố Trần Quốc Toản, HN, ngoài giờ HC
Tel: 38220160, 0903434241

14. Bác sĩ Đồng - Viện 103
Tel: 0912724455

15. BS Đạt - Bác sỹ chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, giáo viên trường ĐH Y khoa Hà Nội BS giỏi chuyên môn, rất tận tuỵ, hoà nhã và đặc biệt là cẩn trọng và không lạm dụng kháng sinh. Bạn có thể gọi điện mời BS đến nhà khám cho bé hoặc gọi điện xin tư vấn.
DĐ: 0904153214
NR: 38548352 (Thanh Xuân)

16. BS Thắng
ĐC: N36, ngách 16, ngõ 16 Hoàng Cầu (đi từ cái ngõ chéo chéo cổng trường ĐHVH xuống là gần nhất)
Tel: 38517154

17. BS Trần Nga ở Hoàng Cầu (Đi đến chợ Thái Hà, có 1 ngõ cuối chợ thì rẽ tay phải, số 7 lô 2 tổ 101 Hoàng Cầu)
Tel: 35111274, 0912263894

18. BS Hiển: 77 tổ 40 Hoàng Văn Thái

19. Phòng khám 155B Đội Cấn - Tiến sĩ Đào Minh Tuấn - Phó trưởng khoa hô hấp BV Nhi TW
Gọi điện đăng ký khám trc để ko phải chờ đợi: 37225455

BÁC SỸ CHUYÊN KHOA TIÊU HOÁ:
20. BS. Nguyễn Gia Khánh - trưởng khoa tiêu hoá, BV Nhi
Địa chỉ: 20 Hàng Hòm, HN
Tel: 38289702
21. BS Hiền- Khoa tiêu hoá Viện Nhi TW
Đ/CPK: 21 Nguyễn Công Hoan
NR: 37752000
Tel: 0904266040

KHÁM TỔNG HỢP:
1. Phòng khám ABCD
Đ/C: 29 Giang Văn Minh, kim Mã, BD, HN (gần bến xe kim mã)
Tel: 37.344.295 , 091.355.4264.

2. BS. Đỗ Thiên Đồng - chuyên khoa nhi cấp I, chuyên gia yte tại Nga
Phòng khám 1/111 Phố Láng Hạ (phía sau công an phường Láng Hạ)
Chuyên khám nội khoa, hồi sức cấp cứu, tai mũi họng
Tel: 38.562.066 - 0903.217.446 Email: doctordong@vnn.vn

3. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn (Tiến sĩ) Trưởng khoa nội tiết BV nhi TW
Phòng khám 119 Nguyễn Lương Bằng, ngõ chùa Đồng Quang (đối diện Gò Đống Đa)

4. BS Thắng - Phó KHoa hồi sức cấp cứu BV Nhi TW
Đ/C: số nhà 36, ngách 64, ngõ 16, phố Nguyễn Phúc Lai
Tel: 38517154 Mobile: 0913506336 (Khám tại nhà riêng)

5. Bác sỹ Linh
Đ/C: 314 Lạc Long Quân

6. BS Lâm - khoa Nhi BV VN - Cu Ba.
Địa chỉ 88 Hoà Mã, ĐT 38227530. Khám từ 4.30 đến 9h tối. T7 khám cả buổi sáng nữa.
Bệnh nhi đến đông lắm và thuốc kê hợp lý, trẻ mau khỏi bệnh. Thường xuyên phải xông mũi họng xong mới khám được. BS nói như vậy để nghe tim phổi, phế quản chuẩn hơn.

7. Bác sĩ Tú
Tel: 0913569685 (Cát Linh)

8. BS Mai (trưởng khoa sơ sinh viện C)
Đ/C: 70 Nguyễn Chí Thanh. Khám từ 17h- 19h ngày thường, thứ 7, CN thì khám cả ngày.

9. BS Liên, trưởng khoa nhi bệnh viện Xanh Pôn
Đ/C: Ngọc Khánh, chỉ đến nhà bệnh nhân ở quanh khu vực đấy thôi.
Tel: 0904258484.

10. Bác sĩ Xuyên, cách đây 1 năm nguyên là trưởng khoa nhi Bệnh viện Nhi Đức (Hải Phòng),
Địa chỉ: 1/211 Trần NGuyên Hãn, Quận lê chân, Thành phố Hải phòng

11. Bac si Tâm 70 Nguyễn Chí Thanh, ĐT: 37732301, khám tu 17-19h n

12. BS Phạm Đức Thịnh- GĐ BV Hồng Ngọc- 95 Nguyễn Trường Tộ.
bạn có thể liên hệ trước khi đến khám theo ĐT: 37163972- 37161239

13. Vợ chồng BS: Bà là Quý, chuyên da liễu, ông là GS Tường, chuyên Nhi. 1C Đồng Nhân, Điện thoại 38216778

14. BS Đặng Đình Kiềm: chuyên về da liễu (số điện thoại là 38230169)

15. BS Trực - viện Nhi
Số điện thoại 0904.11.41.00, bác sỹ rất hiền và tốt. Nếu bệnh nặng bác sỹ sẽ đến nhà, nếu nhẹ bạn đưa con đến nhà bác sỹ, ở làng Quốc tế Thăng Long.

16. BS An: phòng mạch ở 264 Lê Thanh Nghị ; Điện thoại 0913555120

17. BS Thắng
ĐC: N36, ngách 16, ngõ 16 Hoàng Cầu (đi từ cái ngõ chéo chéo cổng trường ĐHVH xuống là gần nhất) Tel: 38517154

18. BS Trần Nga ở Hoàng Cầu Bạn đi đến chợ Thái Hà, có 1 ngõ cuối chợ thì rẽ tay phải, số 7 lô 2 tổ 101 Hoàng Cầu, ĐT: 5111274, 0912263894

KHÁM MẮT:
1. Cô Oanh, phòng 208, viện mắt TW (Thực hiện các thủ thuật về mắt, vd: thông tắc tuyến lệ, chích chắp ở mắt...)
Tel: 0904.244.278

2. Bác sĩ mắt (Chuyên khoa 2 Viện Mắt TƯ): Trịnh Bích Ngọc, ngõ 113 phố Huế

3. Bác sĩ Cung 0913056399.

DỊCH VỤ Y TẾ:
1. Y tá Lập - khoa sơ sinh - BV C
Chuyên tắm cho trẻ sơ sinh
NR: 38.553.780 MB: 0912.126.286
(cô này tắm cho trẻ rất khéo, mỗi tội hay sai hẹn)

3. Công ty chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu, phân, nước tiểu...
(công ty này làm dịch vụ cho phòng khám ABCD ): 37 162 058 - 37 162 066
Chỉ cần alo là họ tới tận nhà lấy mẫu xn. Phí dv ko cao.

4. Bác sĩ Dậu: 38680194(NR). Bác này trước đây là phó khoa sơ sinh non tháng ở BVPSHN, năm nay bác ấy đã nghỉ hưu nhưng vẫn đến nhà để khám bệnh cho trẻ em và cũng rất nhiệt tình. Liên hệ với bác sĩ này xin giới thiệu y tá tập phục hồi chức năng vận động cho trẻ nhỏ.

5. Chị Thuý Anh, chị làm y tá trong viện Nhi, hay đến nhà để làm dịch vụ tiêm, truyền nước...: 0902 147 355.

6. Thạc sĩ Thuỷ - Phục hồi chức năng Viện Nhi TW: 0913351170;

7. Tiến sĩ Hà - thầy dạy Phục hồi chức năng của thạc sĩ Thuỷ: 0913554264.
tiến sỹ Hà chuyên khoa phục hồi chức năng khám vào các buổi chiều thứ 2 đến thứ 6 từ 5-9h và cả ngày CN tại Phòng khám nhi ABCD tại số 29 Giang Văn Minh - Kim Mã. Tel 04 3734 4295 (goi điện trước để đặt hẹn).

Bổ sung thêm: Bác sĩ Phạm Ngọc Cư: PGS - NGUT nguyên trưởng khoa bệnh viện tai mũi họng TW. Địa chỉ: đường Vọng cũ , gần trường THCS Phương Liệt. Tel 0903207214.
a Nguyễn Tiến Dũng Trưởng khoa nhi BV Bạch Mai: Phan Đình Giót, Phương Liệt. Tel 0913518596

Tham khảo bên webtretho.com

Danh sách các bác sĩ sản tốt

Mình đã đọc qua 1 số bài viết của các bạn & đã ghi lại được 1 số bác sĩ khoa sản ở Hà Nội có thể khám & theo dõi cho mẹ & bé từ A-Z. Mình xin tổng hợp ở đây nhưng mình chưa đi khám bác sĩ nào cả nên ai đã có kinh nghiệm & đã từng khám ở các bác sĩ này rồi thì cho ý kiến đánh giá nhận xét về từng bác sĩ nhé . Ai có danh sách bổ sung thì thêm vào giúp mình nhé:

1. Bác sĩ Khắc Liêu - Chuyên nội tiết khoa sản ở BV C (đã nghỉ hưu)
Địa chỉ: 16, ngõ 51, Nguyễn Viết Xuân
Tel: 5653009

2. bs Phúc ở bv Việt Nhật - bs Chuyên khoa 2 - Phó khoa sản, sn 19 ngõ 14/4 phương mai

3. Bác sĩ Tuấn - Phó khoa sản BV C
Địa chỉ: 38 Ngõ Huyện

4. Bác sĩ Tuyết Minh
Địa chỉ: 49 Bát Đàn

5. Bác sĩ Thuý - BV Phụ sản
Địa chỉ: 35 Vạn Bảo

6. Bác sĩ Sinh - Phó khoa sản BV Việt Nhật
Địa chỉ: Nguyễn Công Hoan (phòng khám)

7. Y tá trưởng Vân - Khoa Kế hoạch hoá GĐ BV Phụ sản
Địa chỉ: 64 Hàng Đường
Tel: 9282199

Thực ra mình cũng chỉ sưu tầm của các bạn nên thông tin không được đầy đủ lắm . Các bạn nào có thêm thông tin thì bổ sung nhé .
---
MÌnh biết ở phòng khám 35 Vạn Bảo có rất nhiều bác sĩ sản chia nhau khám các ngày.Mình giới thiệu với các mẹ thêm BS Ánh-khám rất tốt cũng ở phòng khám này.Bác sĩ này có tay nghề cao ở BV Phụ sản đấy-và mổ đẻ cũng tốt.Lịch khám vào Thứ 2.4.7.Thứ 2.4 khám buổi chiều,thứ 7 khám buổi sáng.Tel phòng khám 7628999.
Bác sĩ Ánh là PGD BV Phụ Sản và là chủ của phòng khám 35 Vạn bảo-còn các BS kia thuê lại VP đấy.Tuy nhiên toàn là BS có uy tín thôi.Chúc các mẹ như ý nhé
---



(Theo lamchame.com)

Cảnh giác với các bệnh mùa hè trẻ thường mắc phải

Chuẩn bị bước vào mùa hè, bạn nên cẩn thận phòng tránh một số bệnh cho trẻ nhỏ vì đây là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh mỗi khi thời tiết chuyển mùa.

Saynắng

Triệu chứng: Trẻ sốt cao, da nóng khô, không có mồ hôi, buồn ngủ, nhịp mạch tăng, lú lẫn rồi bất tỉnh…

Cách xử lý: Khi trẻ có biểu hiện trên, bạn phải đưa trẻ vào chỗ mát và cởi quần áo ngoài của trẻ. Dùng nước ấm lau toàn thân và đắp khăn mát lên trán trẻ, lưu ý không nên tìm cách hạ nhiệt nhanh cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi da gặp lạnh, các lỗ chân lông thu hẹp lại sẽ khiến cơ thể khó tản nhiệt hơn. Nếu trẻ vẫn còn tỉnh táo, bạn có thể cho trẻ uống một ly nước chanh đường hoặc cam tươi. Nếu thân nhiệt trẻ không hạ vẫn sốt cao cần đưa ngay trẻ đến các trung tâm y tế tránh hiện tượng bị co giật.

Rôm sảy

Thường xảy ra đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nguyên nhân do khi cơ thể trẻ quá nóng, da sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi và mọc rôm sảy. Việc dùng tã lót cho trẻ một cách thiếu cẩn thận, không thay mới thường xuyên cũng có thể khiến trẻ bị rôm.

Bạn nên cho trẻ mặc những loại quần thoáng mát, để hở vai. Chất vải may đồ nên chọn loại thấm mồ hôi là vải sợi thiên nhiên hoặc cotton. Nên thay quần áo thường xuyên cho trẻ, đồng thời cũng cần lau mát để tránh mồ hôi ứ đọng trên da trẻ. Không nên thoa các loại kem có chất mỡ, nhờn lên da trẻ bởi điều đó sẽ làm tắc các lỗ chân lông trên da, da sẽ tấy thêm và sẽ bị ngứa ngáy nhiều hơn.

Mụn nhọt

Vào mùa hè nếu không giữ gìn vệ sinh da tốt, trẻ rất dễ bị mụn nhọt. Mụn nhọt ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi và không ảnh hưởng tới cơ thể, không gây nguy hiểm, nếu bị nặng hơn, mụn nhọt có thể gây ra hiện tượng đau nhức, sốt, trẻ biếng ăn, hay bứt rứt, phải đưa trẻ đi khám bác sĩ khám, có thể chích mụn để thoát lưu mủ.

Cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và gội đầu cho trẻ. Tránh cho trẻ nghịch ngợm với đất, cát và cho trẻ uống thật nhiều nước rau, quả để tăng sức đề kháng. Không nên tự ý nặn mụn hoặc bôi thuốc lên mụn khi chưa có chỉ định của bác sỹ vì có thể sẽ gây

Bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa tăng nhanh

Theo các bác sĩ, sở dĩ cứ vào mùa nắng, trẻ thường có nguy cơ bị bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa, ngoài nguyên nhân môi trường ô nhiễm, điều mà các bậc phụ huynh cần chú ý là vào mùa nóng, trẻ thường bị mất nước, nhưng chúng không chủ động được trong việc bù nước cho cơ thể (trẻ nhỏ không tự lấy nước uống, không biết kêu khát...). Sau một hai ngày thiếu nước trẻ sẽ bị hiện tượng tiểu ít, niêm mạc khô và sau đó sẽ bị sốt, ho... Do vậy, phụ huynh cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước.

Khi phát hiện trẻ đi phân lỏng (hoặc nước) trên 3 lần/ngày thì cần bù nước và chất điện giải ngay bằng cách cho uống Oresol. Nếu không có Oresol thì thay bằng nước muối đường, nước cháo muối...

Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bệnh không giảm trong 3 ngày hoặc có kèm theo: ói mửa nhiều, sốt, khát nước nhiều, ăn uống kém, có máu trong phân (phân đen).

Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý không được lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bởi việc tùy tiện uống thuốc không theo đơn sẽ gây nhiều hậu quả khó lường.

Ngoài ra, để đề phòng tiêu chảy, người dân nên ăn uống những thức ăn nấu chín, hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch.

Cảnh giác cao với viêm não và sốt xuất huyết

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), viêm não và sốt xuất huyết là hai bệnh mùa hè đáng ngại nhất. Năm ngoái, dịch sốt xuất huyết đặc biệt tăng mạnh ở khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam .

Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết thường rải đều cả năm, đặc biệt vào mùa mưa nhưng không vì thế mà người dân chủ quan bởi mùa hè nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.

Nên nghi ngờ trẻ bị bệnh nguy hiểm này khi sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C liên tục trong 2 - 3 ngày. Đến ngày thứ 3 - 4, trẻ có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da (gọi là nổi ban xuất huyết), nặng hơn nữa có thể ói ra máu, đi tiêu ra máu. Lưu ý các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc không tiểu để đưa đi cấp cứu.

Trong sốt xuất huyết, lúc nhiệt độ giảm cũng là lúc trẻ bị sốc, trụy tim mạch, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm.

Riêng bệnh viêm não, để tránh nguy cơ bị bệnh cho trẻ, gia đình chú ý nên đưa trẻ em đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo đúng quy định. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, giai đoạn đầu của sốt do virus với sốt dẫn đến viêm não là gần như giống nhau. Sốt virus từ 5 - 7 ngày thì tự hết, còn sốt chưa rõ nguyên nhân thì rất nguy hiểm. Nếu đã bị bệnh phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước, đặc biệt với trẻ bị sốt phải uống đủ nước thì cơ thể mới tuần hoàn tốt và nhanh hạ sốt.


(Theo_VnMedia)

Phòng bệnh viêm phổi trong mùa hè cho trẻ em

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ trong mùa đông thời tiết lạnh mới có nguy cơ gây viêm phổi (VP) ở trẻ em. Nhận thức sai lầm và chủ quan đó của người lớn đã ít chú ý đến biểu hiện bệnh của trẻ, khiếu nhiều trường hợp đến viện trong tình trạng nguy kich. Vậy những yếu tố nào trong mùa hè khiến trẻ bị VP?

Nguyên nhân gây VP trong mùa hè

Thói quen trong ăn uống và vệ sinh mùa hè: do thời tiết nóng nực nên các đồ ăn lạnh được sử dụng nhiều như: nước đá, kem, trái cây trong tủ lạnh... Đây là những đồ ăn đặc biệt hấp dẫn với trẻ, nhất là những trẻ lớn, đã hình thành được thói quen ăn uống. Nếu dùng nhiều và liên tục sẽ gây ra viêm họng, tình trạng này không được điều trị tốt sẽ làm cho viêm đường hô hấp ngày một nặng hơn và cuối cùng sẽ dẫn tới VP. Bên cạnh đó thì mùa hè làm cho trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, ở trẻ nhỏ nếu không chú ý thì mồ hôi là một nguyên nhân gây nhiễm lạnh, nhất là khi trẻ mặc quần áo không thoáng mát, thấm mồ hôi. Đối với trẻ lớn, nếu đang nhiều mồ hôi mà trẻ đi tắm ngay cũng dễ gây ra cảm lạnh và dẫn đến VP.

Mặt trái của điều hòa nhiệt độ: nhu cầu dùng điều hòa nhiệt độ trong những ngày hè nóng bức được nhiều gia đình sử dụng đến mức tối đa cả ngày lẫn đêm. Không ai phủ nhận được sự dễ chịu nếu được ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ những ngày nắng nóng, nhưng chính sự lạm dụng đó cũng đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ. Nhiều người thường để chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời khá nhiều (thậm chí 10oC), nhất là khi nhiệt độ ngoài trời từ 35oC trở lên, chính điều này làm cho cơ thể trẻ khó thích nghi. Những trẻ nhỏ ở trong phòng điều hòa quá 4 giờ liên tục thường làm da trẻ khô, họng khô, mặt khác, nếu cho trẻ ra, vào phòng lạnh đột ngột cũng làm trẻ không kịp thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ đó nên làm cho trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị VP vì biến chứng.

Hậu quả của những kỳ nghỉ: mùa hè đến gắn liền với những chuyến du lịch biển, trẻ thường được cha mẹ cho đi cùng. Nhiều giờ đồng hồ ngâm mình trong nước biển làm sảng khoái người lớn nhưng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là một nguy cơ lớn với các bệnh đường hô hấp. Hơn nữa, đặc điểm nắng, gió trên những bãi biển là điều kiện không mấy thích hợp nếu để trẻ chơi nhiều giờ. Thời gian ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ cũng thay đổi trong những ngày nghỉ. Những yếu tố trên khiến nhiều trẻ bị viêm họng, sốt nóng, ho, chảy nước mũi và có thể dẫn đến VP. Chính vì vậy, khi cho trẻ đi nghỉ cùng, các bậc cha mẹ nên chú ý đến những yếu tố bất lợi cho sức khỏe của trẻ.

Thận trọng với những dấu hiệu của bệnh

VP ở trẻ có thể do virus hoặc vi khuẩn, như phế cầu khuẩn hay virus cúm, virus hợp bào... Khi các tác nhân mới xâm nhập vào cơ thể, các biểu hiện ban đầu là trẻ có sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, ho húng hắng, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc.... Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi. Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Nghe phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Có thể có rối loạn tuần hoàn như: sốc, trụy tim mạch... Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy não, trẻ sẽ li bì hoặc kích thích, co giật.

Đối với trẻ lớn, các dấu hiệu bệnh dễ kiểm soát hơn vì trẻ biết kể tình trạng sức khỏe cho cha mẹ và thầy thuốc, còn ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ là quấy khóc, khó chịu nên dễ nhầm lẫn với tình trạng mọc răng, hay sự nhõng nhẽo. Vì thế, khi thấy trẻ có những dấu hiệu của viêm họng, ho, sổ mũi, quấy khóc, kém vui chơi cần chú ý chăm sóc trẻ tốt hơn, nếu các dấu hiệu bệnh qua một ngày mà không thuyên giảm cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, tránh những diễn biến nặng của bệnh.

Chăm sóc và phòng bệh cho trẻ như thế nào?

Trong trường hợp nhẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn (natriclorit 0,9%), súc miệng bằng dung dịch hàng ngày. Có thể dùng một số loại kháng sinh, tốt nhất nên dùng đường uống, dạng sirô. Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên, không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh và rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.

Nếu trẻ mắc bệnh nặng phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kháng sinh đặc hiệu và thuốc kháng virus (cho những trường hợp VP do virus). Khi trẻ có biểu hiện suy hô hấp thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ. Truyền dịch khi trẻ sốt cao kéo dài, biểu hiện mất nước... Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.

Phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cần loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh trong mùa hè đã kể trên. Nhỏ mũi hàng ngày bằng natriclorit 0,9%. Cách ly trẻ bệnh với trẻ khác để tránh lây lan thành dịch. Nên tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ các loại vắcxin được sử dụng tại Việt Nam. Trẻ nhỏ cần được bú mẹ đầy đủ ít nhất đến 18 tháng.

BS. NGUYỄN VĂN DŨNG

Theo S.K.Đ.S

Phòng cảm cúm cho trẻ khi trời lạnh đột ngột

Vài ngày gần đây, thời tiết về khuya và sáng sớm đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em nhiều nhất. Làm gì để trẻ không bị bệnh, chăm sóc trẻ ra sao nếu lỡ bệnh rồi? Bác sĩ Nguyễn Duy Tiên - trưởng khoa ngoại chẩn, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) - cho biết:

- Khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh, trẻ em rất dễ bị mắc bệnh cảm cúm với các biểu hiện viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm mũi họng, viêm thanh quản, khí phế quản. Triệu chứng khi trẻ bị cảm cúm là nhức đầu, nóng sốt, ho, sổ mũi, kèm theo buồn ói.

+ Vậy phòng tránh bệnh thế nào, có cần thiết chích ngừa cúm cho trẻ hay không, thưa BS?

- Phải giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh: mặc quần áo ấm, khi cho trẻ đi ngoài đường nhớ mang vớ chân và đeo thêm khẩu trang để giữ ấm cơ quan hô hấp. Ngoài ra, cũng nên cho trẻ chích ngừa bệnh cúm, vì thời tiết chuyển lạnh trẻ dễ bị cảm cúm do virus cúm A H3N2.

+ Xin BS hãy hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi đã bị cảm cúm?

- Nếu trẻ bị sốt, có thể cho uống thuốc hạ sốt thông thường của trẻ em như Paracetamol với liều lượng 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ ho, dùng thêm thuốc ho Pectol vừa an toàn, vừa hiệu quả; có sổ mũi dùng thuốc sổ mũi... Lưu ý, không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi không có chỉ định của BS.

Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh nên cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa, xúp nấu nhừ, không cho trẻ ăn thức ăn sống, khó tiêu. Nếu trẻ thích ăn, uống nước trái cây tươi thì cho chứ không khuyến khích vì là thức ăn “sống”, trẻ dễ bị ói.

90 giây để bảo vệ sức khỏe

90 giây để làm những việc rất đơn giản giúp tăng cường sức khỏe một cách đáng ngạc nhiên.

Tự bảo vệ sức khỏe để tránh khỏi nguy cơ bệnh tật, lão hóa cần có thời gian nhưng có lẽ không nhiều như bạn nghĩ: Chỉ cần 30 phút tập luyện mỗi ngày và ngủ đủ 7-8 tiếng. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, bệnh tim mạch và ung thư cũng đưa ra lời khuyên, 90 giây để làm những việc rất đơn giản giúp tăng cường sức khỏe một cách đáng ngạc nhiên.

Ăn táo giúp phòng chống ung thư, nhưng nhớ là ích lợi của quả táo nằm cả trong vỏ táo. Phân tích hóa học cho thấy phần vỏ táo có chứa hàng chục hóa chất có khả năng kìm hãm tăng trưởng của tế bào ung thư vú, gan và ruột. Tuy nhiên, chỉ nên dùng loại táo được trồng bằng phương pháp an toàn để tránh ăn phải thuốc trừ sâu.

Ngửi hoa oải hương để trẻ hơn. Mùi hương này sẽ mang đến cho người ta một giấc ngủ bình yên, thậm chí cả thế giới tốt đẹp vào ban ngày nữa. Trong một nghiên cứu, người tình nguyện được ngửi dầu oải hương trong 5 phút, kết quả là hormone gây căng thẳng giảm đi 24%. Điều này rất có lợi bởi loại hormone đó làm tăng áp huyết và cản trở hệ miễn dịch.

Dùng hạt dẻ cười sẽ giảm cholesterol. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania thử nghiệm cho mỗi người ăn khoảng một nắm hạt dẻ cười mỗi ngày. Kết quả là sau 4 tuần, lượng cholesterol trung bình giảm 6,7%, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ tim mạch tới 14%.

Hít thở sâu sẽ giảm được tình trạng bốc hỏa. Sự sụt giảm đột ngột estrogen là nguyên nhân chính gây ra các cơn bốc hỏa nhưng chính stress cũng đóng vai trò nhất định. Hít thở sâu sẽ tác động đến hệ thống thần kinh, khởi động các phản ứng dịu bớt căng thẳng. Nó sẽ làm chậm nhịp tim, giãn cơ, giảm huyết áp. Vì thế, nếu căng thẳng hãy ngồi một chỗ, nhắm mặt lại, hít thật sâu rồi thở ra từ từ, cơ thể sẽ thư thái, dễ chịu hơn.

Duỗi chân để cơ chắc khỏe hơn. Tạp chí y học thể thao của Mỹ từng khẳng định điều này, bởi duỗi chân không chỉ cải thiện tính mềm dẻo, khả năng vận động mà còn làm cho gân kheo cùng phần cơ đùi chắc khỏe trông thấy.

Ăn nhẹ hoa quả như nho, táo, chuối, dứa, cam, đào, lê. Với các món salat, có thể cho thêm vài lát lê bởi chúng chứa các chất chống oxy hóa và giúp chống ung thư. Ngoài ra, món hoa quả trộn gồm cam, táo, nho cung cấp lượng chất oxy hóa gấp 5 lần so với ăn từng loại riêng biệt.

Vặn nhiệt độ tủ lạnh vừa đủ. Nếu để nhiệt độ trong tủ trên 15 độ, nhiệt độ có thể khiến vi khuẩn tiếp tục sinh sôi, thực phẩm sẽ nằm trong vùng nguy hiểm. Vì thế, để bảo vệ dạ dày của mình, chú ý điều chỉnh nhiệt kế sao cho lạnh vừa đủ.

Giữ thẳng đầu. Tư thế nghiêng đầu đề nhìn sẽ tạo sức ép cho các tế bào thần kinh và cơ ở phần sọ nên có thể gây ra đau đầu. Vì thế, cố gắng giữ tư thế thẳng, tưởng tượng có một đường sọc dài từ trên đỉnh đầu, đồng thời chắc chắn rằng tai và vai nằm trên một đường thẳng.

Uống trà xanh. Ai cũng biết, trà xanh giúp kiểm soát cholesterol và có thể giảm nguy cơ ung thư. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng trà xanh còn duy trì chức năng của trí não. Nghiên cứu ở 1.000 người Nhật trên 70 tuổi cho thấy những ai uống 2 cốc trà mỗi ngày có kết quả kiểm tra trí lực (bao gồm cả trí nhớ) tốt hơn. Điều này một phần lý giải tại sao người cao tuổi ở Nhật Bản có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer thấp.

Theo ANTĐ

(Nguồn Prevention)

Phòng bệnh cho trẻ em trong dịp Tết

Mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà sum vầy, quây quần bên nhau thì người cao tuổi và trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Trẻ em được bố mẹ cho đi chơi xuân, về quê thăm ông bà, họ hàng. Nhưng cũng chính trong những ngày này, trẻ lại thường dễ gặp những "trục trặc" về sức khoẻ do nếp sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi.

Trẻ thường mắc bệnh thuộc hệ hô hấp

Cứ vào dịp Tết hàng năm, số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp như sởi, thủy đậu, ho gà, quai bị, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi... thường tăng cao. Bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng. Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, ngạt mũi, hắt hơi... sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh có kèm theo vi khuẩn gây bệnh, trẻ khỏe thở hít phải nên bị lây bệnh.

Vì vậy, những ngày Tết không nên cho trẻ nhỏ đi chơi xa, đi tàu xe dài ngày, các bậc cha mẹ cần nuôi dưỡng, bảo vệ và chăm sóc trẻ chu đáo. Đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh trong dịp Tết, cho trẻ mặc đủ ấm. Khi trẻ mắc bệnh phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Trong tủ thuốc gia đình nên có sẵn nhiệt kế, thuốc hạ sốt, dung dịch nhỏ mũi, mắt, gói oresol... để dùng khi cần thiết.

Nếu xuất hiện dịch bệnh đường hô hấp nên đề phòng bằng cách: Ngoài chăm sóc ăn uống và phòng chống lạnh, tránh gió lùa, có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch sunfarin hoặc natriclorid 0,9%, không cho trẻ ốm đi nhà trẻ, mẫu giáo để tránh lây lan cho trẻ khác.

Thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Tiêu chảy cấp là một bệnh phổ biến ở trẻ em lứa tuổi còn bú, gọi là tiêu chảy cấp khi trẻ đi ngoài trên 3 lần 1 ngày, phân lỏng có nước.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp, có thể do vi khuẩn như: E.Coli, trực khuẩn lỵ Shigella, hoặc amip. Song có tới hơn 50% trường hợp tiêu chảy cấp ở lứa tuổi còn bú là do virut (còn gọi là Rota virut). Tiêu chảy cấp do virut thường có triệu chứng viêm đường hô hấp trên xảy ra trước đó như chảy mũi, ho, họng đỏ, viêm tai. Phần lớn trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp do virut xảy ra vào mùa đông - xuân trong dịp Tết, một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài ruột như viêm phổi, viêm tai giữa cũng có thể gây tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn thường có sốt cao, có khi co giật, phân có nhiều nhầy, có khi có mũi hoặc máu. Ngược lại, tiêu chảy cấp do virut thường nôn rất nhiều, phân lỏng và khối lượng nhiều, không có máu, mũi hay nhầy. Ngày Tết, trẻ còn có thể bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, thường có biểu hiện nôn, tiêu chảy, đau bụng quặn... Hậu quả nghiệm trọng nhất do tiêu chảy cấp ở trẻ em là mất nước và điện giải, trường hợp nặng có thể gây tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Để phòng chống mất nước và điện giải cần cho trẻ uống ngay dung dịch oresol. Mỗi gói oresol pha vào một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống từng thìa. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài, cho uống 50 - 100ml tùy theo tuổi, nếu trẻ lớn cho uống theo nhu cầu của trẻ.

Một chú ý đặc biệt khi trẻ đau bụng phải cấp cứu ngoại khoa là lồng ruột, viêm ruột thừa. Ở trẻ còn bú, biểu hiện bỗng dưng bỏ bú, ưỡn người, khóc thét, đi ngoài phân máu là biểu hiện của lồng ruột cần cấp cứu khẩn trương. Trường hợp thứ hai, trẻ lớn kêu đau bụng vùng quanh rốn hoặc hố chậu phải, buồn nôn, sốt nhẹ, bí trung tiện... cần cảnh giác trẻ viêm ruột thừa. Trong hai trường hợp này, dù thời gian nào (kể cả giao thừa hay sáng mồng một Tết) cũng phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ không khó nếu các bậc cha mẹ chú ý đảm bảo dinh dưỡng và mặc ấm cho trẻ. Trong ăn uống, cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn cho trẻ tươi ngon, cố gắng duy trì số và lượng thức ăn đều đặn như thường ngày.

Theo Sức khỏe Đời sống

Thời gian biểu tốt nhất cho sức khỏe

Mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đều có một "giờ vàng" nhất định. Nắm được quy luật này, chúng ta sẽ có được một "thời gian biểu" khoa học để có thể chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả hơn.
1. Uống trà
Để các chất trong trà phát huy tác dụng với cơ thể, bạn nên uống trà 1 giờ sau bữa ăn.
Rất nhiều người thường có thói quen uống trà ngay sau bữa ăn và coi đây là một cách để giải khát cũng như làm sạch răng miệng. Thực chất, việc uống trà ngay sau bữa ăn có thể “tạo điều kiện” cho acid tannic và các hợp chất có tính kiềm có thể gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Đặc biệt khi ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt, acid tannic sẽ kết hợp và tạo nên các muối sắt không hòa tan, từ đó ngăn cản sự hấp thụ sắt của cơ thể. Việc uống trà ngay sau bữa ăn trong thời gian dài có thể gây nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
2. Uống sữa
Khác với uống trà hay các đồ uống hoa quả khác, thành phần của sữa thường chứa nhiều calci và các khoáng chất. Do vậy, uống sữa nóng trước khi đi ngủ rất có lợi cho cơ thể trong việc hấp thụ calci và các dưỡng chất, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ - những người có nhu cầu calci nhiều hơn.
3. Ăn hoa quả
“Giờ vàng” để bạn thưởng thức các loại trái cây là trước khi ăn 1 giờ. Khi dạ dày của bạn còn chưa kịp “chào đón” những món ăn nhiều dầu mỡ, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon cũng như hấp thu được hết các thành phần vitamin và khoáng chất có trong các loại hoa quả.
Bạn không nên lựa chọn cách ăn hoa quả sau bữa ăn để tráng miệng, vì dạ dày còn “mải mê” tiêu hóa thức ăn mà quên đi có sự hiện diện của hoa quả. Hoa quả trong dạ dày không kịp tiêu hóa sẽ lên men, gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
4. Tắm nắng
8-10 giờ sáng và 16-19 giờ chiều là thời gian tốt nhất cho việc tắm nắng của bạn. Vì lúc này, ánh sáng mặt trời thường chứa nhiều các tia UV hữu ích, rất tốt trong việc giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, qua đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống bệnh lao, giảm tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch và ngăn ngừa hiện tượng loãng xương của người già.
5. Đi bộ
Để có được một cơ thể dẻo dai, cơ bắp săn chắc, bạn nên hình thành cho mình thói quen đi bộ sau bữa ăn khoảng 45-60 phút. Sau khoảng thời gian này, lượng thức ăn đã được tiêu hóa một phần, việc đi bộ có thể giúp kích thích tiêu hóa nhanh hơn, đồng thời còn giúp ngăn ngừa tình trạng phù thũng chân tay do quá trình tích tụ nước và chất béo sau các bữa ăn không được tiêu hóa.
6. Tắm
Việc vệ sinh thân thể nên tiến hành trước giấc ngủ khoảng 30-40 phút. Cho dù là mùa hè thì bạn cũng nên tắm với nước ấm để giúp làm giãn nở các lỗ chân lông, tăng cường lưu thông máu và đào thải các độc tố trên da. Nước ấm có tác dụng thư giãn các cơ bắp, mang lại cho bạn tinh thần thoải mái để có thể có được một giấc ngủ chất lượng hơn.
7. Ngủ
Giấc ngủ trưa nên bắt đầu từ 13 giờ vì vào lúc này các cơ quan trong cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi nên dễ đi vào giấc ngủ.
Còn buổi tối, bạn hãy đi ngủ vào khoảng thời gian từ 22-23 giờ. Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ của chúng ta thường sâu và đạt đỉnh và khoảng thời gian từ 0-3 giờ sáng. Bạn cần có thời gian ít nhất 1 giờ để tìm thấy được một giấc ngủ sâu vào ban đêm.  
8. Thể dục
Nếu những bài tập thể dục buổi sáng chỉ giúp đánh thức các cơ quan trong cơ thể sau một đêm dài, thì thể dục vào buổi tối lại mang lại cho người tập các hiệu quả về giảm cân, luyện cơ bắp...
Vào buổi tối, sau một ngày hoạt động, nhịp tim và huyết áp của bạn trở nên ổn định. Do vậy, thể dục vào thời gian này sẽ giúp bạn bớt cảm giác mệt mỏi và có thể tận hưởng những kết quả tuyệt vời từ việc luyện tập.
Theo Dân trí
ta-lot-mua-he

Khắc phục chứng táo bón ở trẻ

Táo bón thực ra không phải là bệnh mà là chứng. Số ít là do hữu cơ chức năng tổn thương gây nên, 80-90% táo bón ở trẻ thuộc táo bón chức năng.


Nguyên nhân do không ăn đủ lượng chất xơ, ít uống nước

1. Chỉ thích ăn thịt: Trẻ kén ăn, chỉ thích ăn thịt, không ăn rau quả, hay ăn vặt… ngày càng phổ biến. Điều này khiến các em thiếu đi chất xơ hỗ trợ dạ dày co bóp. Chất xơ kích thích nhu động ruột, giúp co bóp xả chất thải ra khỏi cơ thể.

Cách điều trị: Chú ý tạo cho bé thói quen ăn đa dạng, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả có nhiều chất xơ như cà rốt, rau cải, rau cần… Ăn chất thô: bột ngô, gạo, tiêu mạch…

2. Không uống nước: Uống nhiều nước giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn và làm mềm phân, do đó những người bị táo bón nên chú ý bổ sung nước. Hiện nay nhiều trẻ em không thích uống nước đặc biệt là nước trắng.

Cách điều trị: Cha mẹ nên kết hợp với thầy cô ở trường rèn cho trẻ thói quen uống nước trắng như một nhu cầu không thể thiếu. Muốn như vậy thì không mua cho bé các loại nước ngọt.

Với những bé đã quen uống nước ngọt thì cần pha loãng với nước trắng với lượng nước trắng tăng dần để không làm thay đổi khẩu vị đột ngột.

Nguyên nhân do lười vận động

Khi cơ thể vận động sẽ tác động đến sự co bóp của tràng vị, rất có ích cho đại tiện. Trẻ lười vận động thường rất khó khăn khi đại tiện.

Cách điều trị: Khuyến khích trẻ vận động, đặc biệt khi ở nhà.

Nguyên nhân do cố nhịn hoặc mải chơi

Trẻ mới đi nhà trẻ hoặc đi học hay bị táo bón do trẻ dễ bị căng thẳng trong môi trường lạ, khả năng thích ứng với cuộc sống còn thấp, biểu đạt ngôn ngữ có hạn, thêm vào đó bé còn ham chơi... lâu dần hình thành táo bón.

Nhu cầu đại tiện biểu hiện qua 2 bước: đau bụng và “giải tỏa”. Khi thần kinh trung ương phát ra tín hiệu, nếu không đáp ứng mà dùng ý chí ức chế mong muốn chính đáng này sẽ gây ra sự tích lũy chất độc trong đại tràng, chất thải trong ruột sẽ bị cứng lại, gây khó bài tiết và tạo nên táo bón.

Ngoài ra, táo bón còn là biểu hiện của sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa, chủ yếu do sự giảm thiểu bifidobactoria ruột, các chất độc lưu lại trong hệ tiêu hóa khiến nhu động chậm gây mắt cân bằng pH cuối cùng gây hỗn loạn chức năng và gây ra táo bón.

Táo bón khiến trẻ đi ngoài khó khăn bởi khi sợ hãi trẻ sẽ nhịn kết quả khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Cách điều trị: Hãy để bé hình thành thói quen đi ngoài. Sau bữa ăn trẻ thường có phản xạ muốn đi, hãy cho bé ngồi bồn. Dần dần sẽ hình thành thói quen “đi cầu” đúng giờ. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ cần nhắc trẻ “đi cầu” vào 1 giờ nhất định.

Theo Dân Trí

10 cách bảo vệ bé yêu

Những mẹo nhỏ sẽ giúp bảo vệ bé yêu trước môi trường sống ngày càng ô nhiễm.

10. Chọn bình sữa không chất BPA

Chuyển các loại bình nhựa sang bình thủy tinh hoặc mua những loại bình nhựa không chất Bisphenol-A (BPA).

Bisphenol-A là một chất hóa học mà có thể thôi ra từ bình làm từ vật liệu polycarrbonate khi cho nước nóng (chẳng hạn như khi dùng máy rửa bát). Trong nghiên cứu ở động vật, chất hóa học này làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và sự phát triển của não bộ.

Lưu ý là núm vú, gặm nướu và cốc uống cũng cần làm từ chất liệu không chứa chất BPA.

9. Lựa chọn tã vải - tã giấy

Tã giấy dùng 1 lần sẽ phải mất 500 năm để phân hủy. Hiện có một số loại tã giấy có thể dùng lại nhiều lần nhưng lại tiện lợi hơn tã vải.

8. Kem dưỡng, thuốc bôi da và chống nắng

Hãy lựa chọn các phương pháp tự nhiên thay vì dùng các loại kem làm từ các chất hóa học và các loại tân dược dùng trong quá trình thay tã hay tắm nắng.

7. Thực phẩm tự nhiên cho bé

Thay vì mua các loại thực phẩm đóng hộp, hãy chọn mua các thực phẩm tự nhiên, nuôi trồng không phun các loại phân bón, thuốc trừ sâu.

Tủ lạnh có thể bảo quản thực phẩm đã chế biến cho trẻ trong 3 ngày. Nếu làm với lượng nhiều, cần chia nhỏ và cho vào ngăn đá để làm đông và lấy ra vừa đủ số lượng khi cần dùng.

6. Dùng vải làm từ chất liệu tự nhiên

Chăn, gối, đệm, miếng chải cho bé cần làm từ các chất liệu tự nhiên như cotton.

5. Đồ chơi an toàn

Hẳn bạn từng rùng mình về việc phát hiện các chất độc hại trong đồ chơi dành cho trẻ. Nhưng điều này không có nghĩa rằng bé không được mua đồ chơi. Hãy chọn các loại đồ chơi làm từ các chất liệu an toàn, có nguồn gốc tin cậy.

4. Bú mẹ

Bú mẹ là một trong những nguồn dinh dưỡng tự nhiên nhất và thực sự là thực phẩm “xanh” quý giá mà bạn có thể mang đến cho con cái. Nếu không đủ sữa, hãy chọn những loại sữa công thức có thành phần gần với sữa mẹ nhất.

3. Sản phẩm trang trí an toàn

Khi thực hiện trang trí phòng của trẻ, cần lưu ý sử dụng các sản phẩm an toàn, không chứa formaldehyde, acetone…

2. Đồ đạc an toàn

Khi mua sắm đồ đạc cho phòng bé, lưu ý sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, những vật liệu không độc.

Nếu có thể, nên dùng các đồ đã qua sử dụng và đồ dùng đó không còn phù hợp, hãy cho bạn bè, người thân.

1.Lựa chọn hóa mỹ phẩm

Bé luôn cần sạch sẽ nhưng các loại hóa mỹ phẩm lại thường chứa đầy hóa chất. Hãy dùng xà phòng sạch và mua các loại hóa mỹ phẩm không chứa chất độc với thành đơn giản chỉ là giấm và banking soda.

Theo Dân Trí

7 chất giúp trẻ thông minh hơn

Việc bổ sung những loại thực phẩm có tác dụng tốt cho não rất có lợi cho sự phát triển trí não và khả năng tư duy của trẻ ngay từ khi còn bé.

1. Đường glucose

Đường glucose là nguồn năng lượng “cơ sở” giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn và hoạt bát hơn. Đường glucose có nhiều trong các loại thực phẩm như gạo, mì, ngũ cốc. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, loại đường có trong những loại thực phẩm trên giúp trẻ dễ dàng hấp thu.

2. Glutamat

Glutamat là chất vô cùng cần thiết góp phần ổn định sự hoạt động của hệ thần kinh. Loại chất này có chứa tương đối nhiều trong các loại thực vật như rau, củ, quả. Ta có thể tìm thấy glutamat trong đậu phụ, phù trúc…

3. Các nguyên tố vi lượng

Các chuyên gia sức khỏe phát hiện ra rằng, với những em bé đang có chế độ ăn kiêng thì việc giảm bớt khẩu phần ăn của trẻ sẽ khiến cho khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế. Sở dĩ như vậy là vì, khi khẩu phần ăn của trẻ bị giảm đi tức là các nguyên tố vi lượng được cung cấp không đầy đủ, chính điều này đã làm giảm tốc độ phát triển tư duy của trẻ. Để có thể cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể mua táp, kê, các loại rau xanh về để chế biến thành món ăn cho bé yêu nhà mình.

4. Chất sắt

Brain nourishment có trong sắt có tác dụng cung cấp dưỡng khí và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ một cách bình thường. Các tế bào não, tế bào hồng cầu phát triển và hoạt động phụ thuộc vào việc cung cấp dưỡng khí giao thông qua máu đến não. Oxy mang thành phần của tế bào hồng cầu là hemoglobin và heme sắt là chất chính. Vì vậy nếu không được cung cấp đủ chất sắt thì cơ thể sẽ bị thiếu máu và đối với trẻ em thì đây là điều không tốt. Bởi trẻ thiếu máu thường bị hạn chế về tư duy và chậm phát triển hơn so với những em bé cùng tuổi. Để bổ sung sắt cho trẻ, người lớn có thể mua các loại rau có màu xanh đậm, thịt đỏ…

5. Kẽm

Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng sức khỏe của người đàn ông và phụ nữ tốt hay không là phụ thuộc vào chế độ ăn uống và hàm lượng kẽm có trong khẩu phần ăn đó. Chất kẽm giúp tăng cường trí nhớ và giúp thị lực tốt hơn. Những người bị thiếu kẽm thường có hiện tượng mắt bị mờ và trí nhớ giảm. Kẽm được chứa nhiều trong các loại hải sản, các loại đậu và thịt gà…

6. Vitamin C

Căng thẳng có thể làm giảm chức năng của não. Để giải tỏa căng thẳng, có thể cho bé ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin C.

7. Vitamin B

Vitamin B có thể giúp não minh mẫn. Hãy bổ sung vitamin B hàng ngày để bé yêu nhà bạn thông minh và khỏe mạnh. Vitamin B được chứa nhiều trong thịt, cá, trứng…

Nguồn Afamily

Theo GĐ&XH

Tác dụng chưa biết của trứng cút

Ed.- ít ai biết, những quả trứng nhỏ bé này còn nhiều vitamin hơn cả trứng gà. Từ lâu, tại các trường học của Nhật Bản, trong mỗi suất ăn trưa của học sinh bắt buộc phải có 2 quả trứng cút.

Mỗi quả trứng cút có trọng lượng khoảng từ 10-12g, nhỏ hơn trứng gà 5 lần.. Nhưng vitamin A trong một quả trứng cút nhiều hơn trong trứng gà 2,5 lần. Lần lượt hàm lượng B1 và B2 cũng cao hơn tương ứng 2,8 và 2,2 lần. Phospho, cali, sắt trong trứng cút cao hơn trứng gà gấp 5 lần.

Thêm vào đó, trứng cút cũng rất giàu chất các chất như đồng, coban, niacin và các acid amin thiết yếu. Tyrosin là loại dưỡng chất có khả năng làm cho da khỏe mạnh. Vì thế, trứng chim cút còn được sử dụng cả trong nghành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm.

Nồng độ lecithin cao trong trứng cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Còn các nhà khoa học Bungari thì cho rằng hàm lượng phốt pho trong trứng còn cho hiệu quả cao hơn cả thuốc viagra.

Trứng cút cũng là một loại thực phẩm có tính kháng khuẩn. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh tra tấn thì các nhà khoa học khuyên bạn nên ăn trứng cút vào mỗi sáng.

Trứng cút cũng được khuyến khích dùng cho những người bị thiếu máu, nhức đầu nặng, hen phế quản, viêm dạ dày. Normalizes trong trứng cũng tốt cho huyết áp và cải thiện tiêu hóa. Bởi vậy, thực phẩm này thường được khuyến khích cho trẻ em, những người ốm yếu và phụ nữ mang thai.

Không giống với trứng gà, trứng cút không có khả năng gây dị ứng. Ngược lại, một số loại protein trong trứng cút có thể ngăn ngừa dị ứng nên trên cơ sở này người ta còn sản xuất thuốc để điều trị dị ứng.

Trứng cút còn làm tăng sức đề kháng với phóng xạ và góp phần loại bỏ các nuclit phóng xạ. Điều đó giải thích vì sao các bác sĩ lại đưa ra lời khuyên bổ sung trứng cút trong thực đơn cho những người bị nhiễm bức xạ và những người sinh sống ở những vùng sinh thái bất lợi như các thành phố lớn, nơi mức độ bức xạ thường cao hơn.

Ngoài ra, một lý do đơn giản khiến trẻ em thích ăn trứng cút hơn so với trứng gà là vì chúng có kích thước nhỏ.

Vỏ trứng tuy mỏng nhưng lại là một nguồn calci dồi dào cùng 26 dưỡng chất khác như: đồng, florua, sắt, mangan, molypden, phospho, silic, lưu huỳnh, kẽm, silicon... Đặc biệt là có những chất có giá trị là silic và molypden – 2 chất rất cần cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể nhưng rất nghèo trong các thực phẩm hàng ngày của chúng ta.

Vì vậy, các bác sĩ cũng khuyên các bệnh nhân không nên vứt vỏ trứng đi mà có thể xay nhỏ chúng ra và trộn thêm vào các món ăn khác. Phương pháp điều trị này không chỉ cực kỳ hiệu quả mà còn rất an toàn và không có tác dụng phụ hay nguy cơ dùng quá liều.

Theo Khoa Học & Đời Sống

2 cách trị ho đơn giản

Ed.- Để trị ho, có thể dùng những cây, trái có sẵn trong vườn nhà. Theo lương y Trần Duy Linh, thông thường, chúng ta bị ho là do cảm lạnh. Cách điều trị là giải độc, tiêu viêm.

Đông y còn chỉ ra một chứng ho khác do thu táo, với các triệu chứng cụ thể là: ho khan, ít đờm, họng hầu khô, lưỡi khô, ít tân dịch, đau họng, có thể có sốt nhẹ. Phép trị là sơ phong, thanh nhiệt.

Có 2 bài thuốc đơn giản, nhưng hiệu quả theo hướng dẫn của lương y Trần Duy Linh.

Cách thứ nhất: dùng rau tần dày lá (còn có tên gọi là húng chanh) mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần lấy 5 - 10 lá, rửa sạch, để ráo nước, rồi ăn sống với một chút muối, hoặc giã nát với một chút muối, vắt lấy nước cốt ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ.

Cách thứ hai: dùng khoảng nửa ký tắc (quất), lựa quả chưa chín vàng, vỏ còn màu xanh, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó xếp vào lọ thủy tinh.

Cứ một lớp trái tắc cho vào một lớp đường phèn và vài miếng cam thảo bắc, mấy miếng kiết cánh, cứ thế cho tới khi bỏ hết trái tắc vào hũ (khoảng 100g cam thảo và 100g kiết cánh là đủ).

Đậy nắp hũ lại cho kín, rồi phơi chỗ hướng đông (buổi sáng nắng, buổi chiều mát). Khi đường đã tan ra và thấm vào trái tắc, cùng lúc các hoạt chất trong cam thảo, kiết cánh và tinh dầu trong trái tắc hòa lẫn vào nhau, tạo nên một hỗn dịch vừa ngọt, vừa chua, đắng... là lúc có thể dùng được.

Mỗi khi bị ho hay viêm họng, có thể lấy một trái tắc và khoảng một muỗng dung dịch trong hũ, ngậm trong miệng. Sau đó, nuốt từ từ cho hết nước, rồi nhai cho hết trái tắc, có thể nhai luôn cả hột càng tốt, rồi uống với một chút nước ấm. Mỗi ngày, có thể dùng 2 - 3 lần như vậy, rất công hiệu.

Theo Thanh Niên

Cách chăm sóc bé hay bị nôn ói

Nôn ói rất hay gặp và tái đi tái lại nhiều lần ở mỗi trẻ nhỏ. Khi trẻ bị nôn ói nhiều trong một thời gian dài, sẽ dẫn tới hậu quả làm cho trẻ biếng ăn, thiếu dinh dưỡng. Nặng hơn, điều này có thể gây ra biến chứng về đường hô hấp và tiêu hóa...
Bé bị nôn ói do các nguyên nhân sau
+ Các triệu chứng về bệnh tiêu hóa và dinh dưỡng: Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày ruột cấp, nhu động dạ dày-ruột kém, dạ dày nằm ngang, thể tích dạ dày nhỏ, trẻ sinh non, ngộ độc, dị ứng thức ăn... Dị tật đường tiêu hóa: hẹp thực quản, hẹp tá tràng,...
+ Các bệnh về não: viêm màng não...
+ Các bệnh ngoại khoa: tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa...
+ Bệnh về hô hấp, viêm họng, cảm, sốt...
+ Sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ: ăn nhiều, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh ăn uống không đảm bảo...

Hậu quả của nôn ói
Khi bé nôn ói nhiều sẽ có nguy cơ dẫn tới các biến chứng sau:
+ Viêm thực quản: đau nên sợ bú, khóc khi bú
+ Viêm mũi họng, viêm tai giữa hay tái diễn
+ Ho, viêm phế quản, các bệnh phổi,..
+ Thần kinh bị kích thích, hay quấy khóc...
+ Chậm phát triển, suy dinh dưỡng...
Kỹ năng chăm sóc khi bé hay nôn ói
+ Tìm nguyên nhân để điều trị bệnh kịp thời
+ Thực hiện đúng thao tác cho bé ăn: bế bé cao đầu khi cho bú, cho bé ngồi ăn, số lượng cho bú hay thức ăn cần phù hợp với độ tuổi..., nghiêng bình sữa 45 độ để sữa ngập kín miệng bình, không cho bú hay ăn quá no. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ. Sau bú hay ăn, vuốt lưng bé từ dưới lên giúp bé ợ hơi. Sau 30 phút đặt bé nằm. Tránh để bé nô đùa, nhún nhảy nhiều trong và sau khi ăn
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dụng cụ..., tay cần rửa sạch khi pha chế thức ăn cho bé...
+ Chăm sóc sức khỏe, giữ ấm cho bé tốt
+ Đối với bé từ 7 tháng, cho ăn thức ăn cô đặc giàu calo như phomai (Fromage, fomat) tán nhuyễn trôn với bột, cháo hay trái cây, 1 miếng khỏang 17,5g thay bằng 60ml sữa bột mỗi ngày.
+ Đối với bé trên 1 tuổi, cho bé uống sữa giàu calo: 100ml sữa cung cấp 100Kcalo. Thay 300ml sữa bột hay sữa tươi = 200ml sữa bột giàu calorie.
Nguồn : Vinamilk

Xử trí khi bé bị nôn (trớ)

Nếu bé (dưới 6 tháng tuối) thường bị trớ sau khi bú mẹ (hoặc bú bình), bạn nên chia nhỏ các cữ bú trong ngày cho bé.


Sau khi bé bú, bạn không nên đặt bé nằm ngay. Thay vào đó, bạn nên bế bé với tư thế thẳng người; tiếp đến, bạn dùng tay vuốt nhẹ lưng bé. Nếu bé xuất hiện dấu hiệu ợ hơi thì việc bé bị trớ sẽ giảm hẳn sau đó.

Bạn tuyệt đối không nên cho bé bú nằm; bởi vì, khi bú nằm, sữa sẽ không xuống được phía dạ dày mà thường trào ngược lên thực quản, khiến bé bị trớ.



Lưu ý:

Nếu hiện tượng nôn trớ của bé không đi kèm với những dấu hiệu khác như bé bị ốm, sốt, kém bú… thì bạn không nên quá lo lắng. Sau 6 tháng tuổi, dấu hiệu nôn trớ ở bé sẽ có xu hướng giảm dần.

- Bổ sung nước cho bé: Khi bị nôn trớ, cơ thể bé thường dễ bị mất nước; vì vậy, bạn nên tăng cường chất lỏng cho bé. Ngay khi bé ngừng nôn, bạn nên cho bé bú một lượng sữa nhỏ. Với bé bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng một chút nước đun sôi để nguội. Tiếp đến, bạn có thể cho bé ăn uống như bình thường nhưng bạn nên dùng thức ăn mềm, lỏng để bé không bị khó chịu.

- Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Với bé bú mẹ hoàn toàn mà thường xuyên bị trớ, bạn thử kiểm tra xem, chế độ dinh dưỡng của mẹ có gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé không.

- Đổi sữa ngoài: Một số bé bị trớ liên tục do dị ứng với sữa ngoài. Trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi nhãn sữa cho bé.

Một số bé không thể dung nạp sữa bò cũng sẽ xuất hiện dấu hiệu bị nôn trớ. Trường hợp này, bạn có thể thay thế sữa bò bằng sữa chua, sữa đậu nành cho bé.

- Nếu cho bé bú bình, bạn nên đặt đầu vú cao su ở tư thế nghiêng, sao cho sữa ngập vào cổ bình, tránh cho bé nuốt phải nhiều không khí khi bú bình, tránh bị nôn (trớ).

Bạn nên pha sữa đúng công thức. Nếu bé tiếp tục bị nôn, bạn có thể đổi cho bé ăn sữa bằng thìa.

- Đưa bé đi khám: Nếu trong vòng 1 tháng sau khi chào đời, bé xuất hiện dấu hiệu bị trớ liên tục (cứ ăn xong là trớ) thì bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp này có thể là do bé đang mắc phải chứng hẹp môn vị. Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẫu để giải quyết vấn đề này ở bé.

Các dấu hiệu khác, bạn nên đưa bé đi khám bao gồm:

+ Bé mọc nanh sữa: Dấu hiệu thường thấy là ở lợi bé xuất hiện những nốt trắng, trông giống như trứng cá; bé bị chảy nhiều dãi; bé khó chịu khi bú; bé quấy khóc trong lúc ngủ… Trường hợp này, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để chọc (trích) nanh sữa cho bé.

+ Bé bị đau bụng, trướng bụng.

+ Bé bị co giật, xuất hiện dấu hiệu mất nước như môi bé bị khô, bé ít đi tiểu (thay dưới 6 chiếc tã do bé đi tiểu mỗi ngày).

+ Bé trớ ra máu hoặc đờm màu xanh.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc chống nôn trớ dành cho bé. Thông thường, hiện tượng nôn trớ ở bé sẽ giảm dần và mất hẳn khi bé lớn hơn (ít khi để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé).

Trẻ bị nôn có cần đi khám ngay?

Nôn là vấn đề hay gặp ở trẻ em, thường là nhẹ và xảy ra cấp tính, hiếm khi bệnh có thể nặng và đe dọa tính mạng.

Nôn thường không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu bé ói dịch màu xanh hoặc có máu, nôn ói liên tục trên 24 giờ, bú kém, có biểu hiện mất nước, sốt trên 39 độ C, li bì khó đánh thức... thì cần được đưa đến cơ sở y tế ngay.

Khi nôn, cơ bụng và cơ thành ngực co lại, đẩy dịch trong dạ dày lên thực quản và trào ra miệng. Xảy ra khi dây thần kinh trong não nhạy cảm với một số kích thích như: ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng dạ dày - ruột, thuốc, chuyển động...

Tại sao trẻ nôn ói:

Nôn thường có lợi, bởi vì đây là cách cơ thể loại bỏ chất có hại. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc hoặc các biện pháp gây ói như dùng ngón tay móc trong miệng, ngay cả khi trẻ uống nhầm chất có hại.

Hầu hết trẻ có thể tự hết nôn ói mà không cần điều trị, tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý nếu thấy dấu hiệu bệnh nặng hơn.

Nôn ói có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy theo độ tuổi của trẻ.

Với trẻ sơ sinh và nhũ nhi, nôn vọt có thể là biểu hiện bệnh lý nặng và cần được đánh giá kỹ. Các nguyên nhân nôn ói có thể là tắc dạ dày (hẹp môn vị) hoặc tắc ruột. Ngoài ra, cũng có thể do nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng toàn thân. Bất cứ trẻ nhỏ nào sốt 38 độ C hoặc sốt cao hơn, kèm nôn ói, nên được khám tại cơ sở y tế.

Với trẻ lớn hơn, nguyên nhân thường gặp nhất gây nôn là viêm dạ dày - ruột, thường do siêu vi trùng. Viêm dạ dày, ruột có thể xảy ra khi trẻ ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc ngậm tay bị nhiễm bẩn. Cũng có thể do ăn thức ăn được chế biến, hoặc bảo quản không đúng cách gọi là ngộ độc thức ăn nhưng ít gặp hơn.

Nôn ói do viêm dạ dày - ruột thường bắt đầu đột ngột và hồi phục nhanh, trong vòng 24 giờ. Những dấu hiệu khác của viêm dạ dày - ruột bao gồm: tiêu chảy, sốt, hoặc đau bụng. Những bệnh khác cũng có thể gây nôn ói là: trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, tắc ruột.

Khi trẻ bị nôn ói, cha mẹ nên theo theo dõi mất nước ở bé. Các dấu hiệu mất nước nhẹ như: môi khô, trẻ khát nước. Để bù nước, việc uống nước an toàn và đơn giản hơn truyền nước. Khi trẻ có dấu hiệm mất nước trung bình hoặc nặng bao gồm tiểu ít, khóc không có nước mắt, miệng khô, mắt trũng thì cần được đưa đến cơ sở y tế.

Với trẻ nhũ nhi, nếu đang bú mẹ mà bị nôn ói thì trẻ nên được tiếp tục bú mẹ, trừ khi có bệnh lý mà nhân viên y tế khuyên nhịn bú, bởi vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Nếu trẻ nôn ói lập tức sau khi bú, bà mẹ có thể cố gắng cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần ít một, ví dụ, cách 30 phút cho con bú một lần, mỗi lần 5 - 10 phút. Nếu nôn ói giảm sau 2 - 3 giờ, có thể cho trẻ bú lại như bình thường. Nếu nôn ói nặng hơn sau 24 giờ, cha mẹ cần đưa con đi khám.

Cha mẹ nên cho trẻ uống thêm nước, tránh uống nước có quá nhiều đường, tránh ăn thức ăn có nhiều mỡ sẽ khó hấp thu.

Theo SK&ĐS

Làm gì khi trẻ hay nôn ói?

Trẻ con thường khó tránh khỏi việc nôn ói, song mức độ và liều lượng ở mỗi bé khác nhau. 7 giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được những lần trẻ muốn phun thức ăn ra ngoài:

1. Đưa trẻ đi khám bác sĩ để loại trừ nguyên nhân trẻ bị ói do bệnh (ví dụ: viêm họng, bệnh lý đường tiêu hóa)

2. Tạo không khí thoải mái khi cho trẻ ăn như kể chuyện, chơi đồ chơi, bố làm trò, xem tivi... Tuy nhiên nên giảm dần khi trẻ ăn khá hơn để tránh trở thành điều bắt buộc phải có cho mỗi bữa ăn.

3. Đừng cố ép trẻ ăn quá no. Thay vào đó, bạn nên chia làm nhiều bữa ăn. Quan trọng là lượng thức ăn cả ngày.

4. Sau bữa ăn nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng. Tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức cũng có thể làm trẻ bị ói.

5. Nên sắp xếp cữ ăn gần cữ ngủ; giấc ngủ sẽ giúp cho cữ ăn của bé được an toàn.

6. Không nên la mắng khi trẻ bị ói. Một số trẻ giả vờ ói để dọa hay phản đối khi không muốn ăn nữa, lúc đó bạn vờ như không chú ý đến điều đó. Sau một vài lần thực hiện không hiệu quả, trẻ sẽ không làm điều đó nữa.

7. Cuối cùng, tình thương của bạn sẽ giúp trẻ vượt qua tất cả.

Theo Dantri

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010

Cần làm gì khi bé bị ho, hắt hơi sổ mũi?

Khi thay đổi thời tiết, mọi người rất dễ nhiễm bệnh. Bệnh do thời tiết thay đổi gây ra thường lây lan qua các giọt dịch tiết hô hấp phát tán khi người bệnh hắt hơi, ho trong môi trường đông đúc, bụi bặm.

Bệnh có các biểu hiện đột ngột hắt hơi, chảy nước mũi trong, chảy nước mắt, đau rát cổ. Sau đó vài ngày nước mũi trở nên nhày đặc hơn gây nghẹt mũi kèm theo ho nhưng trẻ vẫn chơi bình thường. Hầu hết các trường hợp do siêu vi đều có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần nếu được chăm sóc tốt và không bị bội nhiễm vi khuẩn.

Biến chứng thường gặp là viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, viêm phế quản viêm phổi ở trẻ lớn hơn. Lúc này trẻ thường sốt cao, ho có đàm, thở nhanh, khó thở. Do bệnh nặng hơn làm trẻ mệt mỏi và kém chơi. Trẻ bị cảm lạnh có biến chứng phải được đưa đến khám và xử trí tại cơ sở y tế.

 Việc chăm sóc thích hợp tại nhà giúp trẻ dễ chịu, mau lành và ngăn ngừa biến chứng.
- Trẻ bệnh cần được nghỉ ngơi tại nhà để mau hồi phục
- Duy trì chế độ ăn bình thường để tăng sức đề kháng cơ thể cho trẻ. Dùng thức ăn mềm lỏng, uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm.
- Làm thông thoáng mũi, vỗ lưng giúp tống xuất đàm ra ngoài. Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi, nhảy mũi. Không khạc nhổ bừa bãi.
- Có thể giảm đau họng bằng những loại thuốc như tắc chưng đường, si rô rau tần. Nếu trẻ còn bú mẹ thì sữa mẹ chính là thuốc giảm đau họng tốt nhất.
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, không khí lạnh sẽ kích thích trẻ ho.
- Cách ly trẻ với người bệnh để tránh lây lan.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý theo dõi nhiệt độ, nhịp thở và các biểu hiện khó thở để phát hiện kịp thời khi bệnh trở nặng hơn. Khi trẻ có một trong các biểu hiện nước mũi đục, sốt cao, mệt nhiều, thở nhanh, khó thở hoặc trẻ ho trên 7 ngày, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Làm gì khi trẻ bị ho

“Trẻ ho kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây bắt buộc phải nhập viện để điều trị: thở nhanh (≥ 60 lần/phút đối với trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi, ≥ 50 lần/phút đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi, ≥ 40 lần/phút đối với trẻ 12 tháng - 5 tuổi), rút lõm lồng ngực, thở rít, tím tái, bỏ bú hoặc li bì. Trường hợp ho kéo dài từ 4 tuần trở lên cũng phải nhập viện để tìm nguyên nhân’’, các bác sỹ khuyến cáo khi trẻ bị ho và có những triệu chứng như trên.

Các bác sỹ cũng cho biết thêm từ tháng 8 cho đến hết tháng 11 sẽ là những tháng trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Do đó vào những tháng này, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến trẻ nhiều hơn. Trong trường hợp trẻ bị ho mà vẫn bú tốt, ngủ ngoan thì vẫn có thể điều trị tại nhà. Điều quan trọng cần nhớ là phải làm thông thoáng mũi cho trẻ ngay trước khi bú và trước khi đi ngủ bằng nước muối sinh lý Natrichlorua 9% và phải theo dõi sát các dấu hiệu nặng kể trên để kịp thời mang trẻ đến bệnh viện điều trị.

Để giải thích về bệnh ho và các dạng ho thường gặp ở trẻ, các bác sỹ cũng cho biết thông thường trẻ sẽ có các dạng cơ bản là ho khan, ho có đàm, ho cấp tính và ho kéo dài.

Ho khan là ho không có đàm, xảy ra khi hít phải các tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá, mùi khó chịu, phấn hoa, nhiễm siêu vi…

Ho có đàm là khi ho tiết nhiều đàm loãng hoặc đặc.

Ho cấp tính là ho trong thời gian ngắn, thường dưới 2 tuần. Bệnh thường gặp gây ho cấp tính ở trẻ là nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính gồm viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

Ho kéo dài khi ho liên tục từ 4 tuần trở lên. Nguyên nhân ho kéo dài tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân. Trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi cần phải tầm soát những nguyên nhân sau đây: trào ngược dạ dày - thực quản; dò khí quản - thực quản; dị tật bẩm sinh đường hô hấp; nhiễm Cytomegalovirus, Chlamydia, ho gà; tim bẩm sinh; hen phế quản…Đối với trẻ lớn hơn cần phải nghĩ đến một số nguyên nhân như viêm xoang, nhiễm Mycoplasma, hen phế quản, dị vật đường thở, lao, ho gà, tâm lý…

Do có nhiều dạng ho khác nhau nên cũng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Ví dụ như ho có đàm, nguyên nhân để gây ra các cơn ho là do sự tiết dịch của chất nhầy, do đó để cắt đứt cơn ho thì cần phải làm tiêu các chất nhầy và tống xuất đàm ra ngoài làm sạch đường thở. Một số biện pháp để làm long đờm là người bệnh nên uống nhiều nước hoặc sử dụng các thuốc long đàm như Acetyl cystein, Carbocistein, Bromhexin, Potassium iodine, Guaiphenesin, Terpin hydrat…Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc ho có chứa antihistamin để điều trị những trường hợp ho có đàm.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các liệu pháp dân gian như ô mai mơ, quất, quả mùi, tần dày lá, tắc chưng đường phèn…để làm dịu họng giảm ho cho trẻ. Tuy nhiên vì đây là liệu pháp dân gian nên việc điều trị đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian.

Một số thuốc giúp long làm trên thị trường hiện nay có thể kể đến như : như Flemex, Mucosolvan,... trong đó Flemex được sử dụng cho ho có đàm. Trong Flemex có chứa thành phần làm long đàm (Carbocysteine), có tác dụng giảm độ nhầy dính của đàm, loãng đàm dễ khạc. Quá trình này sẽ giúp cho việc tống đàm một cách dễ dàng. Flemex có 2 loại : xi-ro và dạng viên nén được cho cả người lớn, trẻ nhỏ, và người già. Với người lớn bạn có thể dùng dạng viên, còn người già và trẻ nhỏ bạn có thể sử dụng loại xi-rô. Tuy nhiên cần lưu ý là những thuốc này không thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi cần đến bác sỹ kiểm tra để điều trị hợp lý.

Flemex một trong những loại thuốc ho long đàm có mặt trên thị trường hiện nay dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi.

Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, phải cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn: đường bột, thịt cá, dầu mỡ và rau củ quả, trái cây; đảm bảo cho trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng bệnh tật.

Tuy nhiên, trong khi bị bệnh trẻ thường chán ăn, nhất là trong lúc ho trẻ thường nôn ói. Vì vậy cần phải cho trẻ thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và ăn nhiều lần. Tránh ép trẻ ăn quá no, khi ho trẻ dễ nôn ói, có nguy cơ hít thức ăn vào phổi làm cho bệnh càng trỡ nên trầm trọng hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt và ho

Khi thấy trẻ có các biểu hiện sốt hoặc ho, nhiều bậc phụ huynh thường tỏ ra lơ là, chủ quan và coi đây là chuyện nhỏ. Họ không biết rằng đó cũng có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh rất nguy hiểm.

1. Sốt

Trẻ có thể sốt do mọc răng, thiếu nước, nhiễm virus, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng huyết... Sốt cao đột ngột có thể gây co giật ở trẻ nhỏ.

Cách xử lý:

- Giữ cho trẻ thoáng mát, lau mát, cho uống nhiều nước.

- Dùng các thuốc hạ sốt:

  • Paracetamol: 15 mg/kg thể trọng/lần, có thể dùng 3-4 lần/ngày, bằng đường uống hay nhét hậu môn.
  • Ibuprofen: 7-10 mg/kg thể trọng /lần, mỗi ngày 3 liều.

- Cần đưa trẻ đến một cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất nếu:

  • Thân nhiệt ở mức 37,8 độ C trong hơn một ngày.
  • Thân nhiệt tăng trên 38,6 độ C.
  • Sốt kèm theo các triệu chứng sau:

+ Co giật, đi khập khiễng hay lả người, không đi đứng được.

+ Trẻ lơ mơ, lừ đừ hay mê man.

+ Nôn mửa, tiêu chảy nhiều, gây mất nước.

+ Khó thở, tím tái.

+ Có các dấu hiệu viêm màng não (nôn mửa, thóp phồng, nhức đầu...).

+ Phát ban ngoài da.

+ Bỏ bú.

+ Vàng da.

+ Đi tiêu ra máu.

2. Ho

Ho làm cho trẻ mất ngủ, ói mửa, bỏ ăn, sụt cân. Trẻ bị ho do nhiễm trùng (virus hoặc vi trùng). Các bệnh gây ho:

- Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, họng, thanh quản, amiđan...).

- Viêm đường hô hấp dưới (phế quản, tiểu phế quản, phổi, lao phổi...).

- Hen, có dị vật đường thở...

Ho do các nhiễm trùng thông thường, dị ứng, hen nhẹ có thể điều trị dễ dàng tại các cơ sở y tế, không cần nhập viện. Đề phòng các biến chứng nặng như suy hô hấp hoặc khả năng lây lan cao, cần đưa trẻ vào bệnh viện trong các trường hợp sau:

- Ho do các nhiễm trùng đặc biệt như ho gà, lao.

- Có dị vật đường hô hấp.

- Viêm tiểu phế quản kèm tím tái, khó thở.

- Hen vừa và nặng.

Không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc ho hay kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Chẳng hạn, việc cho trẻ bị hen uống các thuốc ho thông thường sẽ không giúp giảm ho mà còn làm cho bệnh nặng hơn. Trường hợp ho do dị vật đường hô hấp, thuốc cũng không có tác dụng, cách điều trị duy nhất là lấy dị vật ra.

BS Nguyễn Thanh Hải, NLĐ