Pages

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Các nguyên tắc cơ bản để trẻ ăn lành mạnh

Những nguyên tắc cơ bản để cho trẻ ăn đúng cách
Quay lại các điều cơ bản: làm thế nào để giúp trẻ ăn đúng cách.
Để ngăn chặn tình trạng thừa cân ở trẻ em, bạn cần áp dụng cho trẻ chế độ ăn cân bằng và đúng cách, áp dụng trên mọi thực phẩm trong bữa ăn của trẻ.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, có thể hiểu là:
- Ba bữa ăn một ngày và một bữa ăn nhẹ buổi chiều, ăn trong yên lặng, ăn trên bàn cùng với gia đình (càng nhiều càng tốt)
- Năm phần trái cây và rau quả một ngày
- Một phần cua cho mỗi bữa
- Thịt hoặc cá một lần một ngày (không thêm)
- Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa ba lần trong ngày
- Một bữa sáng đầy đủ có bánh mì hoặc ngũ cốc, chế phẩm từ sữa và một miếng trái cây tươi
- Một bữa nhẹ một ngày, vào buổi chiều (để mắt xem khẩu phần và thời gian ăn nhẹ)
- Không ăn bất cứ bữa nhẹ nào khác giữa các bữa ăn.
Điều quan trọng là phải dạy cho trẻ biết cách lắng nghe cơ thể và ăn theo nhu cầu của cơ thể khi đói. Ăn để cơ thể khỏe và đáp ứng nhu cầu tốt hơn là ăn để đạt cân nặng, điều này rất mập mờ dễ làm cho trẻ cảm thấy ăn uống là điều tội lỗi.
Thói quen ăn uống và những món ăn bạn hay nấu cho con sẽ ảnh hưởng đến cách ăn uống của con trong suốt cuộc đời của chúng. Tốt nhất là chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu.

Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ và đi làm
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của trẻ là cực kỳ tốt, nhưng bạn sẽ xoay sở thế nào khi bạn phải đi làm trở lại trước khoảng thời gian đó? Điều đầu tiên, chỉ có một cách là cai sữa cho con. Cũng có những cách khác cho các bà mẹ muốn tiếp tục việc cho con bú mẹ. Yếu tố chính là việc duy trì nguồn sữa mẹ.
Để làm được điều này, cần có hai điều kiện: cho con bú thường xuyên và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Có hai giải pháp khả thi sau:
> Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ, điều này phụ thuộc vào sự quyết tâm và điều kiện công việc của người mẹ. Trước khi quay trở lại làm việc, bạn cần xây dựng một “ngân hàng sữa”. Để làm được điều này, bạn vắt sữa ra và cho vào tủ lạnh, ghi rõ ngày vắt sữa lên chai đựng sữa hoặc túi đựng sữa. Bạn có thể gửi chai đựng đầy sữa mẹ cho người nào chăm sóc con bạn.
Ở nơi làm việc, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bạn có thể vắt sữa rồi cho vào tủ lạnh. Điều này giúp bạn duy trì được nguồn sữa mẹ. Khi có thời gian ở bên cạnh bé, hãy cho bé bú thường xuyên hơn. Vào ngày cuối tuần, hãy thư giãn, nhờ đến gia đình hay bạn bè giúp bạn làm những việc khác trong khi bạn cho con bú, nhất là khi bạn còn có những đứa con lớn hơn.
>Việc cho con bú chỉ nên được thực hiện khi mẹ ở nhà với bé: phương pháp này cho phép bạn duy trì nguồn sữa mẹ và làm cho cuộc sống bạn dễ dàng hơn. Việc cho con bú chỉ được thực hiện khi bạn ở cùng với bé, bé ngậm ti mẹ và không làm gì khác nữa. Một khi bé đã đi nhà trẻ hay ở cùng với bảo mẫu, bé sẽ được cho uống sữa bột. Từ từ, nguồn sữa mẹ sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu của bé chỉ được kích thích khi bạn ở bên cạnh bé.
Những ngày đầu tiên đòi hỏi bạn phải đáp ứng đầy đủ cho bé và tất nhiên bạn sẽ bị làm phiền vì phải luôn cố gắng sẵn sàng nguồn sữa mẹ. Để đáp ứng ngay tức thì, bạn có thể vắt sữa. Từ từ, “sản phẩm” của bạn sẽ về với bé.

Tôi có thể cho con bú trong bao lâu?
Không có khoảng thời gian cố định cho việc này. Nó tùy vào người mẹ và đứa bé để quyết định bao lâu theo nhu cầu, mong muốn và giới hạn.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời, tổ chức này cũng nhấn mạnh những lợi ích của việc kéo dài việc nuôi con bằng sữa mẹ cho đến một năm tuổi hoặc hơn (bên cạnh việc cho con làm quen với các thức ăn khác nhau). Vì thế không có lý do nào để không kéo dài việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Ở phương Tây, người ta có khuynh hướng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn (ít hơn 3 tháng) vì những lý do văn hóa (cũng như tôn giáo, phân tâm học, xã hội học và lý do kinh tế như sự phát triển nguồn sữa thay thế sau Chiến tranh thế giới thứ hai). Nhưng với góc độ khoa học là không có gì chống lại được việc nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian dài: đó chính là lợi ích cho đứa trẻ. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy một đứa trẻ 2 tuổi uống sữa 1 lần vào buổi sáng và 1 lần trước khi đi ngủ. Không có lý do gì để bạn không nên làm như thế cả.
Thêm một điều nữa: bé sẽ không cắn ti bạn nữa ngay cả khi bé có răng, thay vào đó, bé sẽ cắn núm vú bình sữa!

Cai sữa cho con
Nếu bạn quyết định cai sữa cho con, bạn sẽ phải làm rất nhiều thứ đấy.
> Nếu có thể, hãy bắt đầu cai sữa cho con 3 tuần trước bạn quay lại làm việc. Bắt đầu, đừng từ chối hẳn khi con bạn đòi bú, nhưng cũng không khuyến khích điều này với bé.
> Từng chút một, thay thế việc cho con bú mẹ bằng cho con bú bình, và nếu có thể, nói với gia đình hay bạn bè giúp bạn cho bé bú bình (bây giờ tới nhiệm vụ của các ông bố đây!)
> Tăng từ từ lượng sữa bú bình lên và giảm bớt lượng sữa mẹ xuống. Nguồn sữa mẹ của bạn sẽ bị chặn lại khi nhu cầu của bé giảm đi.
Nếu bé nhất định không chịu bú bình, đừng hoang mang: hãy thay bình sữa bằng ly và muỗng.
> Nếu bạn có cảm giác buồn bã, điều này là hoàn toàn bình thường. Sự chia cắt đầu tiên không dễ dàng bao giờ! Hãy tự hỏi: bạn có thật sự cần phải cai sữa cho con chưa, hay việc này làm là vì chồng bạn hay vì công việc của bạn? Và câu trả lời là chỉ bởi vì đó là việc cần phải làm?
> Cần phải nói về cảm giác của bạn. Tại sao bạn không tâm sự với gia đình, bạn bè, những người đi trước bạn?

Khẩu phần cho trẻ: bạn nên cho trẻ ăn bao nhiêu là vừa?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cần nhiều loại thức ăn theo độ tuổi, giới tính và số lần tập thể dục mà trẻ thực hiện. Quan niệm trẻ trai cần ăn nhiều hơn trẻ gái là không sai (ít ra là cho đến lúc dậy thì).

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bác sĩ nhi khoa khuyên nên đưa ra nhiều loại thức ăn trong chế độ ăn của bé. Hãy đưa ra số lượng thức ăn, con bạn sẽ cho bạn biết bao nhiêu thức ăn thì bé no: hầu hết thời gian trẻ dùng để vận động, di chuyển hoặc chơi thể thao, trẻ sẽ ăn đủ mà!
Từ 2-3 tuổi trở đi, trẻ cần nhiều loại thức ăn khác nhau theo ý muốn cá nhân. Hãy tin rằng trẻ sẽ làm cho bạn biết số lượng thức ăn mà chúng cần! Đừng bắt trẻ phải ăn hết những thứ trong dĩa, và và cho chúng dĩa thứ hai nếu chúng đòi (nhưng phải chắc rằng con bạn vẫn ăn uống cân bằng nhé: ví dụ, cho trẻ 1 miếng trái cây tốt hơn là 1 miếng bánh). Giữ đúng giờ của các bữa ăn và cùng ngồi ăn trên bàn, giữ yên lặng, để con bạn có thể lắng nghe cơ thể chúng phát đi tín hiệu “no” hay “đói”.

Bạn nên đừng bao giờ bắt trẻ ăn kiêng hay từ chối cho trẻ ăn với cái cớ là chúng béo quá: khi có cơ hội, trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại đấy.

Triệu chứng nôn trớ/ọc của trẻ

Nôn trớ/ọc là triệu chứng sau khi cho ăn, trẻ bị nôn trớ/ọc các thức ăn đã vào dạ dày ra ngoài miệng. Bạn hãy đọc những thông tin về các biến chứng của nôn trớ/ọc và các cách chữa trị triệu chứng này cho trẻ.

Nôn trớ/ọc

Nôn trớ/ọc ở trẻ nhỏ, hay cũng được biết tới như chứng trào ngược thực quản, là khi thức ăn trong dạ dày bị trào ngược ra miệng sau khi ta cho trẻ ăn. Triệu chứng này đôi khi có thể trở nên quá nhiều, thường xuyên và khiến bé của bạn mệt mỏi.
Nôn trớ/ọc là do hoạt động kém của một bộ phận nối giữa dạ dày và thực quản (đây là bộ phận có tính đàn hồi ở đầu dạ dày có chức năng ngăn các chất lỏng bị trào ngược ra lại). Tất cả các em bé đều sinh ra với bộ phận nối dạ dày và thực quản còn non nớt vì chưa phát triển toàn diện. Bộ phận này không đóng hoàn toàn, vì thế khí a xít và thức ăn có thể trào ngược lên lại phía trên miệng.
Mặc dù thông thường, nhất là ở bé trai, phần lớn thời gian, nôn trớ/ọc chỉ ít và tự hết khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc và khi bé bắt đầu biết đi, khoảng khi bé được 1 tuổi.
Khó để phân biệt giữa nôn trớ/ọc với nôn ói, nhưng cần phải phân biệt giữa hai triệu chứng này. Nôn ói là khi một lượng lớn thức ăn và chất nhầy bị tống ra khỏi miệng, và khi nôn ói thường xuyên, bé sẽ lên cân chậm.
Nếu như bé của bạn vẫn lên cân bình thường, thì nôn trớ/ọc không có hại và bạn cũng như bé của bạn chỉ đơn giản là phải làm quen với việc này.

Các biến chứng
Nôn trớ/ọc có thể gây ra các vấn đề hô hấp hoặc tiêu hóa như bệnh viêm thực quản (lớp tế bào bên trong của thực quản bị viêm do sự trào ngược của a xít). Nôn trớ/ọc cũng có thể gây ra các chứng viêm đường thở hoặc viêm tai, mũi, họng tái đi tái lại, nhất là khi bé bị nôn trớ/ọc khi đang ngủ, khi bé đang nằm.
Nếu bé bị tái xanh khi đang nôn trớ/ọc, hoặc bất thình lình mềm rũ ra sau khi ăn, nôn trớ/ọc ra có vết máu hay nôn trớ/ọc thường xuyên sau khi ăn hoặc khi đang ngủ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách thức chuẩn bị, pha chế và bảo quản sữa công thức


Dù bạn chọn loại sữa công thức nào thì việc pha chế và bảo quản cũng hết sức cần thiết. Hãy thực hiện những bước sau:

1. Rửa sạch tay và dụng cụ.
Trước khi pha sữa cho bé, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước. Hãy chắc chắn là dụng cụ pha sữa cho bé cũng phải thật sạch sẽ, bao gồm cả bình sữa và núm vú. Bạn có thể khử trùng bình và núm vú trong lần dùng đầu tiên. Những lần sau, rửa bằng nuớc rửa bình sữa và nước sạch là được. Nếu bạn chuẩn bị mở một hộp sữa mới, hãy dùng khăn sạch lau phần trên hộp trước khi mở.

2. Lấy sữa.
Đừng vội vàng trong việc lấy sữa. Nếu bạn dùng sữa bột, hãy lấy đầy muỗng lường sau đó dùng một vật phẳng gạt bỏ phần sữa dư. Nếu dùng sữa cô đặc, bạn có thể đổ trực tiếp sữa vào bình có đánh dầu sẵn định mức hoặc dùng muỗng lường để múc.

3. Pha chế sữa.
Sữa bột và sữa cô đặc cần phải hòa với nước, vì vậy, nếu bạn nghi ngờ về độ an toàn của nước uống trong nhà bạn, hãy mang đi kiểm tra. Pha chính xác lượng nước mà nhà sản xuất ghi trên bao bì. Nếu sữa quá loãng hoặc quá đặc, bạn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và có thể làm ảnh hưởng tới sự cân bằng điện phân ở trẻ.

4. Làm ấm sữa, nếu cần thiết.
Bạn có thể pha sữa công thức cho trẻ bằng nước bình thường hoặc hơi lạnh. Nếu em bé nhà bạn thích sữa ấm hơn, bạn có thể làm nóng bằng cách hấp cách thủy bình sữa trong một cái bát hoặc cái ly chứa nước nóng trong vài phút.

Lắc đều bình sữa sau khi hâm nóng, sau đó cầm ngược bình sữa. nhỏ một vài giọt vào cổ tay bạn để kiểm tra nhiệt độ của sữa, nhiệt độ phài ấm vừa chứ không được nóng. Đừng hâm nóng bình sữa trong lò vi sóng, sữa có thể nóng không đều, tạo ra những điểm nóng có thể làm bỏng miệng bé.

5. Để vào tủ lạnh sữa pha sẵn.
Nếu bạn chuẩn bị một vài bình sữa cho bé một lúc, hãy giữ chúng trong tủ lạnh cho tới lúc bạn dùng. Bỏ đi những bình sữa ở trong tủ lạnh quá 24 giờ hoặc bất kỳ phần sữa thừa nào sau một lần bé uống. Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh sao cho luôn ở dưới 4oC.

6. Bảo quản sữa.

Để sữa ở nơi khô, thoáng. Luôn đậy nắp thật chặt. Kiểm tra hạn sử dụng và nhớ là sữa công thức dạng bột chỉ sử dụng trong vòng một tháng sau khi mở nắp.

Ngôn ngữ trẻ sơ sinh (Khóc, Giao tiếp với bé, Dạy trẻ nói)

Khóc

Trẻ sơ sinh thích giao tiếp, không chỉ bằng lời nói, mà còn sử dụng một loạt các dấu hiệu không lời – Đó chính là ngôn ngữ!
Việc học ngôn ngữ có phải là nét đặc trưng của gia đình không?
Ngôn ngữ được truyền đạt lại thông qua các gia đình. Theo các chuyên gia của chúng tôi giải thích, thì các từ phản ảnh bạn và lịch sử cá nhân con của bạn: “Trong khi nói, trẻ đang tạo lập thế giới của riêng mình và chinh phục lãnh thổ mới. Bằng ngôn ngữ, trẻ đang làm môi trường của mình trở nên có ý nghĩa, đặc biệt là đối với cha mẹ của bé.” Trẻ nhạy bén với sự trao đổi và trẻ không những sẽ hấp thu các câu truyện đầu tiên, mà còn đối thoại với bạn bè và gia đình ở chung quanh mình. Đối với trẻ, các từ không chỉ là các âm thanh, vì từ vựng của mỗi gia đình mỗi khác. Cách chúng ta truyền đạt thể hiện khối lượng thông tin về lịch sử của mình và phản ảnh môi trường văn hóa mà trẻ đang hấp thụ. Cho đến tuổi đi học, trẻ vẫn sẽ sử dụng những từ mà bạn sử dụng, khiến cho vai trò của bạn trở nên cốt lõi trong việc thụ đắc ngôn ngữ của trẻ.

Khóc là cách truyền đạt thông tin
Trẻ sơ sinh có thể giao tiếp ngay từ những ngày mới ra đời mà không cần đến từ. Tiếng khóc của trẻ thay đổi tùy theo tình trạng trẻ mệt, đói hay đau và bạn sẽ học được cách ‘đọc’ được tình trạng của trẻ trong vài tháng đầu đời. Khóc có thể mang các ý nghĩa khác nhau, theo chuyên gia của chúng tôi, TS. Ruffo thì: “Khóc có thể có ý nghĩa là điều gì đó thật thực tế, như: trẻ đang đói, trẻ tè dầm, trẻ đang quá khổ sở, trẻ khát nước, trẻ không cảm thấy an toàn.” Thoạt đầu, cho dù không chắc ý trẻ là gì, nhưng qua vài tuần đầu bạn sẽ nghiên cứu ra là trẻ đang cần gì, cho dù là những lời xoa dịu, một cử chỉ nựng nịu, một sự thay đổi tư thế làm cho trẻ thấy dễ chịu. Phải mất một thời gian khá lâu bạn mới biết được câu trả lời. Hãy nhớ rằng trẻ mới sinh không bao giờ khóc một cách vô cớ, hay chỉ để ‘có được’ cha mẹ ở bên cạnh, đó là cách duy nhất mà bé có được để người khác hiểu mình. Đừng quên rằng những gì khiến một đứa trẻ truyền đạt thông tin trước hết và trên hết là một nhu cầu cảm xúc khổng lồ.

--------
Giao tiếp với bé

Từ 5 tháng trở đi, con bạn sẽ lập đi lập các nguyên âm và phụ âm (gọi là bập bẹ), hay bé sẽ nói chuyện bi bô rất đặc biệt với các loại ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn như, ở giai đoạn này, một đứa trẻ ở miền Bắc sẽ phát ra các âm thanh hoàn toàn khác với một đứa trẻ ở miền Nam, mỗi ngôn ngữ sử dụng một loạt các cơ khác nhau. Cũng y như các động tác của trẻ sẽ phát triển theo thời gian, trẻ cũng sẽ học cách sử dụng các cơ thanh quản điều khiển các dây thanh âm của mình. Sự khích lệ của những người chung quanh sẽ giúp trẻ tiến thêm trên con đường khám phá đầy ngạc nhiên. Sau các nguyên âm, trẻ sẽ bắt đầu phát âm các vần ngắn như “ba, đa” và bạn sẽ nhận thấy các phụ âm mũi (b, đ, t, p). Các chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn nên luôn mở to mắt (hay tai) để: “Lắng nghe những gì bé nói với bạn. Chưa thể có được các từ, nhưng bé sẽ phát triển giọng nói, bé đang ở giai đoạn ngôn ngữ nguyên thủy.” Giọng nói của bé sẽ trở nên một thứ đồ chơi và bé sẽ thực hành tạo ra các âm thanh, nhất là khi bé nằm một mình trên giường vào ban đêm.

Các cuộc đối thoại đầu tiên
Trẻ giao tiếp với bạn và những người chung quanh bằng cách nào? Bằng các âm thanh và sau đó là các từ. Mọi trẻ em đều phát triển theo bước riêng của mình, nhưng có những giai đoạn then chốt theo tiến trình mà sự trợ giúp của bạn là cốt lõi.

Con bạn có hiểu những gì bạn nói?
Chúng tôi vẫn chưa hiểu thật nhiều về các tiến trình não chi phối ngôn ngữ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số khu vực của phần bên trái của não thuộc về hành động ngay từ khi mới sinh. Nhưng bạn có biết liệu con bạn có hiểu được những gì bạn đang nói không? Trẻ sẽ nhớ các từ đầu tiên đầy cảm xúc đối với trẻ, trẻ cũng sẽ nhớ cách diễn đạt trên mặt và giọng điệu của lời nói. Đôi khi một từ đơn cũng đủ để xoa dịu bé hay một nụ cười khiến bé cười khúc khích. Theo thời gian, bé sẽ lưu giữ thông điệp, lập lại các âm thanh mà bạn đã tạo ra và chẳng bao lâu bạn sẽ nhận thấy bé có thể đưa cho bạn vật mà bạn yêu cầu bé, hay bắt đầu đi về phía phòng tắm khi bạn nói đến lúc đi tắm. Theo thời gian, bé sẽ giải mã các từ có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của mình. Chỉ trỏ là một trong các hình thức giao tiếp không lời đầu tiên.

---------


Dạy trẻ nói

Bạn dạy song ngữ cho một trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Trẻ sơ sinh có tài năng học ngôn ngữ độc đáo, cho nên hãy kích thích trẻ bằng cách tạo lập tối đa các môi trường văn hóa chung quanh trẻ. Tuy nhiên, hãy áp dụng thật mạch lạc để tránh lẫn lộn, vấn đề song ngữ đang bị nhiều chỉ trích. Khi mà thế giới đang mở rộng trước con em chúng ta thì ngôn ngữ thứ hai rõ ràng là lợi thế, bạn nên bắt đầu dạy trẻ học song ngữ bằng cách nào? Đương nhiên là có thể dạy song ngữ cho trẻ được, theo TS. Ruffo thì: “Để một đứa trẻ dễ tiếp thu hai ngôn ngữ, thì mỗi người cha hay mẹ cần phải nói thật tự nhiên ngôn ngữ của mình và chỉ bằng ngôn ngữ đó mà thôi, để trẻ ấn định được các chuẩn mực.” Trái ngược với điều nhiều người nghĩ, là trẻ em học song ngữ nói chuyện muộn hơn. Bằng cách thường xuyên chuyển đổi giữa 2 ngôn ngữ và nền văn hóa, thì bé sẽ phát triển được các kỹ năng trí tuệ nhiều hơn và tiếp thu được sự đa dạng của thế giới chung quanh mình. Cho dù con bạn có trả lời bằng ngôn ngữ đối nghịch, hãy cứ kiên trì, chúng vẫn đang hấp thụ được hết!

Liệu trẻ ‘hòa đồng’ hơn có cảm thấy dễ học nói hơn không?
Trẻ sơ sinh không cần từ để giao tiếp, nhưng như đã nói, việc sống trong một cộng đồng hay một gia đình lớn cũng sẽ khiến cho việc học ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn. Trẻ em thích giao tiếp, có lẽ bạn đã từng nhận thấy rằng ngay khi trẻ vận động được, thì trẻ đã bắt chước bạn, bằng cách bập bẹ để bắt đầu trao đổi với bạn. Tại một nhóm bà mẹ và trẻ em hay nhà trẻ, bé sẽ không ngừng giao tiếp với các trẻ khác và người lớn chăm sóc mình. Không phải tất cả trẻ em đều có cùng nhu cầu như vậy, một số trẻ sơ sinh có thể chơi đùa một mình trong những khoảng thời gian dài, trong khi các trẻ khác lại cần trao đổi liên tục bằng lời nói. Đối với chuyên gia của chúng tôi, trẻ em trải qua thời gian ở dịch vụ chăm sóc trẻ em hay tham gia nhóm trẻ chơi đùa một cách thường xuyên, sẽ học nói nhanh hơn : “Có nhiều bạn giao tiếp có nghĩa là trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để làm cho người khác hiểu mình, trong khi việc trải qua thời gian chỉ với một hai người lại tạo nhiều cơ hội hơn cho việc giao tiếp không lời.” Sự yêu thích điện thoại của trẻ chập chững đi chứng tỏ rằng chúng thích thú với việc giao tiếp biết bao nhiêu – “Ba, mẹ” thường là một trong số những từ đầu tiên của trẻ.

Ngôn ngữ trẻ sơ sinh: Giai đoạn học nói
Các Giai đoạn học hỏi

Sau vài tháng bập bẹ, con bạn sẽ đắm chìm thật sâu vào ngôn ngữ, phát âm, rồi các từ và cụm từ. Từ tuổi lên hai, bé sẽ sử dụng đến 20 từ thật ấn tượng mỗi ngày . . . và bạn sẽ lắng nghe tất cả!

Tại sao trẻ tạo ra các từ?
Việc cảm thụ ngôn ngữ đòi hỏi hoạt động phức tạp của não bộ, mà ở đó con bạn sẽ nối dài bản thân và tìm cách phát triển. Các từ đầu tiên của bé vốn là một cái cây đang ở trong tình trạng phát triển lâu dài. Chỉ có bạn mới có thể hiểu được ý nghĩa của những gì mà bé bập bẹ, nhưng có phải chính bé mới thực sự tạo lập các từ của riêng mình khônh? Đừng quá chắc chắn như vậy. Trong giai đoạn tiền phát âm, bé sẽ phát ra các từ hàng ngày, từ ‘valy’ mang một số ý nghĩa và ngay cả các âm thanh kỳ lạ tựa như việc lập các câu nói vậy, vì bé đang chơi đùa bằng âm giọng và thực hành việc tạo ra các âm cao hơn. Thậm chí bé còn có thể bắt chước bạn, đây là một phần ‘biệt ngữ’ riêng của bé, mà bé sẽ phát triển và tinh lọc trong khoảng thời gian vài tháng tới với sự khuyến khích của bạn.


Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 12)

12 tháng: Những cột mốc phát triển của bé

Con của tôi sẽ đạt đến những cột mốc phát triển nào khi được 12 tháng tuổi?

Từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 12, bé sẽ phát triển nhanh hơn, đó là những thay đổi làm bạn bất ngờ và thử thách cả hai vợ chồng bạn. Việc có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác cho bé khả năng về sức mạnh và kiểm soát - trải nghiệm đầu tiên của bé về sự độc lập về mặt thể chất. Dưới đây là một số cột mốc phát triển khác.

1. Cột mốc về cử động
• Tự ngồi một mình mà không cần giúp đỡ
• Bò trườn bằng cách dùng cánh tay kéo và dùng chân đẩy
• Chuyển sang bò trên hai đầu gối và chống tay
• Bò bằng cách chống tay và đầu gối
• Chuyển từ ngồi sang bò hay nằm sấp
• Cố gắng tự đứng dậy
• Bước đi bằng cách vịn vào các vật dụng
• Đứng chập chững mà không cần sự trợ giúp
• Có thể đi hai hay ba bước mà không cần trợ giúp


2. Cột mốc về việc sử dụng bàn tay và các ngón tay
• Dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp đồ vật
• Đập hai vật vào nhau
• Bỏ đồ vật vào hộp
• Lấy đồ vật ra khỏi hộp
• Thả đồ vật lăn lóc ra mọi nơi
• Thọc ngón tay trỏ vào các đồ vật
• Cố gắng bắt chước viết nghệch ngoạc


3. Cột mốc về ngôn ngữ
• Quan tâm đến tiếng nói hơn
• Phản ứng với những yêu cầu đơn giản bằng lời
• Phản ứng khi bị nói "không được"
• Dùng những cử chỉ đơn giản như lắc đầu khi muốn nói "không"
• Bập bẹ kết hợp với việc uốn éo người
• Nói “ba”, “mẹ”
• Dùng thán từ như “a!”
• Cố gắng bắt chước từ ngữ


4. Cột mốc về nhận thức
• Khám phá đồ vật bằng nhiều cách khác nhau (lắc, đập, ném, thả)
• Tìm các đồ vật bị giấu một cách dễ dàng
• Nhìn vào đúng bức tranh khi ta gọi tên hình ảnh đó
• Bắt chước điệu bộ, cử chỉ
• Bắt đầu biết sử dụng đồ vật (uống nước từ ly, chải tóc, gọi điện thoại, nghe điện thoại)


5. Cột mốc về mặt xã hội và cảm xúc
• Xấu hổ hoặc lo sợ khi gặp người lạ
• Khóc khi bố mẹ đi
• Thích bắt chước mọi người khi chơi trò chơi
• Có những dấu hiệu thích người nào đó hoặc đồ chơi nào đó
• Thử phản ứng của bố mẹ với hành động của trẻ khi được cho ăn (Bạn làm gì khi trẻ không muốn ăn?)
• Thử phản ứng của bố mẹ với thái độ của trẻ (Bạn làm gì nếu trẻ khóc sau khi bạn rời khỏi phòng?)
• Có vẻ sợ sệt trong một vài tình huống
• Thích mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc nó hơn những người khác
• Lặp lại âm thanh hay điệu bộ để gây chú ý
• Mút tay
• Đưa tay hay chân ra khi được mặc đồ


6. Theo dõi phát triển về sức khoẻ
Vì mỗi bé phát triển khác nhau nên không thể nói chính xác bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định nào đó khi nào hay ra sao. Những cột mốc phát triển ghi trong loạt bài này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về những thay đổi bạn có thể mong đợi khi bé lớn dần, nhưng đừng lo lắng nếu sự phát triển của bé đi theo một chiều hướng khác một chút. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa, nếu bé biểu hiện bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển nào trong độ tuổi này sau đây.
• Không bò
• Kéo lê một bên cơ thể khi bò (trong thời gian hơn 1 tháng)
• Không thể đứng mặc dù có trợ giúp
• Không tìm đồ vật bị giấu trong khi trẻ quan sát
• Không nói được từ đơn giản nào như (“ba”, “mẹ”)
• Không biết dùng cử chỉ như vẫy tay hay lắc đầu
• Không chỉ được đồ vật hoặc tranh ảnh

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 11)

11 tháng: Sự độc lập

Vào tháng 11, trẻ bắt đầu bước qua giai đoạn sơ sinh và bắt đầu chập chững tập đi.
Sau đây là những bước phát triển của một bé tuổi chập chững.

Khi gần đến sinh nhật một tuổi (bạn có tin là nhanh đến thế không?), bé xuất hiện nhiều dấu hiệu không còn ở giai đoạn sơ sinh nữa và đang trở nên độc lập hơn. Thậm chí nếu bé chưa biết đứng, biết đi vịn vào vật hay tự đi một mình (nhiều bé chưa bắt đầu biết đi cho đến khi 13 hay 15 tháng tuổi), bé có thể tập những kỹ năng này theo cách của mình và chẳng mấy chốc sẽ tự đi đứng được. (Bé có thể bò rất nhanh nếu bé quyết định đến lấy cái gì đó).

Bé đã có thể tham gia vào các trò chơi như “bàn tay trắng bàn tay đen”, “trốn tìm” thay vì chỉ làm một nguời quan sát bị động (nhưng thích thú).

Cũng vào tháng này, bé đang học cách tự chăm sóc chính mình, ít thôi nhưng có ý nghĩa. Bé có thể bú sữa ( sữa mẹ hay sữa bột – bé chưa uống sữa bò được) từ cái ca hay ly của mình và tự ăn rất nhiều trong bữa tối của mình (với một phần hào phóng dành bôi lên tóc, yếm đeo cổ, lên người và lên sàn nhà).

Khi bạn mặc đồ cho bé, bé sẽ đưa nắm tay vào tay áo nếu bạn hướng dẫn bé, hay giơ chân ra cho bạn mang vớ, mặc quần khi bạn chỉ cho bé làm như vậy.

Và bé đang bắt đầu tập nói. Nhiều bé sẽ thốt ra từ đầu tiên (không tính từ “ba”, "mẹ”) vào tháng này hay tháng tới. Dù bạn không nhận ra một từ cụ thể, hãy chú ý là những âm thanh bập bẹ đó nghe giống từ hơn trước. Bé đang cố hết sức bắt chước âm thanh quanh mình và nói với bạn. Cách tốt nhất để giúp bé, dĩ nhiên,là tiếp tục nói chuyện với bé. Nhưng bé cũng cần bạn nghe và chú ý bé. Hãy đáp lại những từ bập bẹ không có nghĩa của bé như thể bé là người biết ăn nói rõ ràng, chuẩn xác vậy. Kiên nhẫn đợi khi bé nói, nhẹ nhàng trả lời bé và cho bé cơ hội tham gia vào cuộc chuyện trò.. Khi bé cố nói điều gì đó với bạn (bằng lời hay cử chỉ), hãy hỗ trợ sự cố gắng của bé, cho bé nhiều từ vựng “à,con thấy một con cún. Con cún đó rất đáng yêu và màu nâu. Con nhìn xem nó chạy nhanh như thế nào”.

Khi bạn hỏi hay yêu cầu bé làm gì, hãy giúp bé hiểu yêu cầu của bạn. Nếu bạn nói ”Con có thể đưa cho mẹ cái hình khối màu xanh đó không?”, hãy xoè tay bạn ra chờ đợi hay chỉ vào cái hình khối đó. Nếu bạn biến đó thành trò chơi thì việc học sẽ vui hơn cho cả hai mẹ con.

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 10)

10 tháng: Kiểm soát việc đi vịn vào các vật khác

Bé ngày càng hiếu động và đang khám phá, thử nghiệm những gì bé có thể làm được.

Sau đây là những bước phát triển của một bé 10 tháng tuổi rất hiếu động.

Đây có thể là tháng mà bé bắt đầu tập đi đứng, nếu trước đó bé chưa biết. Nhiều bé phát triển từ việc biết ngồi và bò sang biết đứng và đi vịn vào vật – đây là sự phát triển đầy hấp dẫn cho cả bé và bạn. Có thể những bước đi độc lập đầu tiên này là những bước đi bên cạnh bạn (dù vậy bạn đừng ngạc nhiên khi thấy bé chọn đi gần ghế sofa và chân bàn trong một vài tháng hay lâu hơn). Hãy nhớ là thời gian bé tập đi thường kéo dài từ khoảng tháng 9 đến tháng 18, vì vậy nếu bé chưa biết đi vịn vào vật - hay chưa sẵn sàng đi một mình – thì cũng đừng lo lắng . Bên cạnh việc tập đi, bé cũng có thể hoàn chỉnh một số kỹ năng vận động khác. Bé sẽ tập cầm nắm đồ vật nhỏ như miếng phô mai hay miếng bánh ngũ cốc bằng ngón cái và ngón trỏ. Bé cũng có thể cố chuyển đồ chơi từ giỏ này sang giỏ khác. Đây là vận động chủ yếu.

Kỹ năng ngôn ngữ của bé cũng tiếp tục phát triển nhanh. Bé có thể chỉ trỏ hoặc sử dụng cử chỉ có nghĩa như ngôn ngữ ký hiệu hay vẫy tay tạm biệt. Bé có thể nói- và thật sự có ý nghĩa - từ ”ba”, “mẹ” và hiểu những cấu trúc đơn giản như: “Bụng con đâu nào” hay ” sờ mèo con đi con”. Nhưng bé cũng nghe và hiểu – và chọn cách phớt lờ lời bạn nói! (Bạn cũng phải sẵn sàng gặp lại chuyện này khi bé đến tuổi teen nhé). Hãy nhớ là bé không cố tình nghịch ngợm; bé chỉ muốn thử xem mức giới hạn của nó tới đâu. Và điều đó có nghĩa là đã đến lúc nói cho bé biết những quy tắc cơ bản trong cuộc sống của bé. Giờ bé đã đủ tuổi để nhớ những gì bạn nói và làm (sớm hơn tháng tuổi này thì lời nói bạn sẽ bị quên ngay khi chúng vừa được nói ra).

Hãy xem xét giọng bạn cần nghiêm ở mức nào để nhận được phản ứng tốt nhất từ bé: Một giọng nhẹ nhàng” không được, không được” sẽ làm bé làm ngơ với món đồ chơi hay một bài hát? Hoặc một giọng mạnh hơn “Không được, nguy hiểm lắm” sẽ làm bé tránh ra khỏi chậu hoa hay ổ điện mà bé đang có ý định đến gần tìm hiểu? Kiên quyết, kiên trì, và đưa ra một vài giới hạn quan trọng hơn những quy tắc, cách thức cụ thể bạn chọn dùng. (Một lần nữa, điều này cũng đúng cho trẻ tuổi teen).

Có thể bé dường như còn nhỏ để học các nguyên tắc, cấu trúc, nhưng nhớ là bạn đang giúp trẻ học cách được an toàn cũng như là đang đặt nền tảng cho sự tự kiểm soát, tính cách tốt và một ý thức phân biệt đúng sai của bé. Nói cách khác, bạn đang xây dựng một công dân tí hon tốt. Cũng nên nhớ là nếu bé không được nghe thường xuyên thì những lời bạn nói sẽ trở nên ít hiệu quả. Dành những lời nói cho những vấn đề quan trọng, còn những thứ ít quan trọng hơn hãy cho phép bé nhiều lựa chọn mà bạn có thể đưa ra và tìm cách thay thế để điều chỉnh lại hành vi bé: “Điều đó không an toàn cho trẻ nhưng con có thể chơi được.”

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 9)

9 tháng: Bày tỏ chính mình

Bé đang bập bẹ của bạn đang cố gắng leo lên từng nấc thang ngôn ngữ.

Sau đây là những bước phát triển của một bé 9 tháng tuổi.

Bé đã và đang tìm cách bày tỏ chính mình từ lúc mói sinh ra cho đến tháng tuổi này và bé có thể rất giỏi thêm những âm thanh và cử chỉ điệu bộ vào vốn đã có của mình.

Những âm thanh đáng yêu đó cho thấy bé đang nói rất tốt những từ thực tế. Hãy lắng nghe cẩn thận và bạn sẽ nghe được những mẫu câu nói nghe giống như từ và câu nói của bạn. Động viên bé nói bằng cách nhiệt tình đáp lại và tiếp tục nói chuyện với bé.


Hãy nhớ là, bé hiểu nhiều hơn là những gì bé thể hiện, vậy đừng ngạc nhiên nếu bé chứng tỏ là bé có thể hiểu một yêu cầu đơn giản như “đưa mẹ trái banh nào”. Bé cũng có thể (bây giờ hoặc sẽ sớm) sử dụng cử chỉ để chỉ trỏ những gì bé cần và để bắt chước những hành động mà bé thấy bạn làm (nhiều khi là những hành động mà bé thấy bạn mới làm vài lần trước).

Nếu bạn đã dạy bé ngôn ngữ ký hiệu, bạn sẽ sớm được tưởng thưởng với những kết quả có thể nhận biết được từ bé khi bé gõ các ngón tay để chỉ ” ăn nữa” hay đụng vào miệng mình để cho bạn biết là bé muốn ăn. Một số bé thậm chí biết vỗ tay tán thưởng hay vẫy tay chào tạm biệt (đây luôn là điều mà bà nội hay bà ngoại thích nhất).

Nhưng những cái chào tạm biệt cũng trở nên đầy thách thức khi sự lo lắng bị chia rẽ của bé lên tới đỉnh điểm vào tháng này. Bé của bạn trở nên bám dính vào bạn như miếng keo dán khi bạn cố gắng rời phòng dù chỉ để vào phòng tắm. Bạn cần biết rằng đây là một dấu hiệu thật sự của sự khôn lớn. Bé đã đi đến nhận thức là mẹ, bố, và có thể là người nào khác đã chăm sóc bé lúc đầu rất đặc biệt đối với bé, và bé có thể phân biệt những người này với những người khác.

Khi bạn ở trong giai đoạn này (có thể kéo dài vài tháng), hãy dành thời gian càng lâu càng tốt để tập cho bé quen dần với sự có mặt của những người bé mới biết. Lén trốn bé đi mà không nói tạm biệt là điều không nên chút nào (nó sẽ làm bé không tin tưởng bạn), nhưng bạn có thể rời bé đi khi có việc cần dù bé đang khóc trong vòng tay của bà hay của chị trông trẻ đáng tin cậy. Nhiều khi chỉ sau vài phút (hay chỉ vài giây) khi cửa phòng khép lại là bé đã vui vẻ chơi với mấy món đồ chơi yêu thích của mình. Và khi mẹ về bé sẽ rất vui sướng.

Về đồ chơi, giờ bé đã lớn nên không còn phù hợp với mấy cái chuông hay đồ chơi tạo âm thanh khác (xưa rồi mẹ ơi) và chuyển sang những đồ chơi dành cho bé lớn hơn. Đồ chơi tạo hiệu ứng rất thích hợp cho giai đoạn này. Hãy xem bé mở cửa xe, vặn vô lăng, nhấn nút, chộp lấy cái điều khiển,… bé thích tất cả những thứ bé có thể điều khiển được. Nhưng điều này không có nghĩa là bé không thích chú gấu bông hay chiếc mền của mình; nhiều bé rất yêu những thứ mềm mịn hay chăn bông (thậm chí tã lót cũng có thể trở thành vật yêu dấu) như là một vật hộ mệnh trong độ tuổi này.

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 8)

8 tháng: Bé tí ti hay bò hay lắc.

Thế giới rộng lớn đầy thú vị và bé của bạn đang từng bước hòa mình vào. Sau đây là những bước phát triển của một bé 8 tháng tuổi hiếu động.

Thế giới đầy những điều thú vị để cho bé khám phá và mười ngón tay nhỏ của bé (với hai cái nắm tay rắn khoẻ) đang là những công cụ tuyệt vời để tìm tòi. Bây giờ bé có thể tập trung chú ý vào những vật nhỏ (như snack và những mẩu thức ăn khác). Bé cố lấy chúng, hoặc là cào chúng về phía mình với cái nắm tay nhỏ hoặc cố cầm nắm chúng bằng ngón cái và một ngón tay khác (kiểu nhận thức bằng ngón tay). Với khả năng bằng tay mới mẻ để tự nắm giữ này, bé sẽ bắt đầu biết tự ăn uống (dù rất bầy hầy), vậy hãy cho bé trải nghiệm với những lựa chọn tốt và an toàn cho sức khoẻ của bé.

Cho bé ăn bánh làm bằng bột nguyên hạt, bánh mì hay bánh mì giòn, mì nấu mềm hay những miếng phô mai nhỏ như hạt đậu và những niếng trái cây chín xắt nhỏ hay rau hấp.Những thứ gây mắc nghẹn cần tránh cho cả trong mấy tháng sau bao gồm cà rốt, bắp, đậu và xúc xích.

Hơn cả việc tự ăn uống, bé cũng thích dùng tay chuyền đồ chơi qua lại (cho chính bé và cho bạn), lắc và đập chúng. Bé sẽ lấy những đồ bé thích từ những cây bút, bông tai của bạn cho đến đồ ăn sáng của bạn và có thể dùng ngón tay chỉ như muốn yêu cầu lấy cái gì đó mà bé không tự lấy được. Và dĩ nhiên, một khi bé lấy được vật gì bé sẽ muốn thử bằng cách cho vào miệng.

Kỹ năng vận động lớn của bé cũng sẽ được thử thách khi bé học cách ngồi thoải mái và ngồi lâu, thẳng. Một số bé bắt đầu trườn hay bò trong tháng này, thậm chí có thể di chuyển rất nhanh bằng cách trườn bằng mông. Nếu bé của bạn sớm biết bò, bé giờ có thể chuyển sang đứng (đặt bé trên ghế sofa hay trên chân bạn với tư thế thẳng đứng).
Khuyến khích đặc điểm phát triển mới này dù bé chỉ mới bước vài bước chập chững, bằng cách xếp đồ đạc (như ghế và bàn chân thấp) thành một hàng để bé có thể bước dọc theo hàng với sự trợ giúp đều đặn của bạn - kỹ năng vận động này gọi là đi vịn vào vật.

Bạn không thể giúp nhưng chú ý là bé đang sử dụng dây thanh của mình. Khi bé tập kết hợp phụ âm - nguyên âm, bạn có thể nghe nghững tiếng đầu tiên “ba”, “mẹ”. Lúc này những tiếng bập bẹ đó vẫn còn khó phân biệt, nhưng bạn có thể tự hào về bé của bạn -- một điều thực sự là bé đang sắp sửa đi về phía bạn, và thật quan trọng là bé của bạn đang nỗ lực phát ra âm thanh và bắt chước những gì bé nghe được. Vậy mẹ cứ tiếp tục nói chuyện với con nhé!

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 7)

7 tháng: Nghệ thuật lặp lại

Mẹ hãy sẵn sàng nhấn nút “tua” lại đi. Sau đây là những bước phát triển của một bé 7 tháng tuổi.

Bạn đã biết bài hát nào bé thích nhất chưa? Hy vọng là bạn cũng thích bài đó vì bạn có thể được yêu cầu hát lại cả ngàn lần - và khi bạn hát xong, bé sẽ “van xin” bạn hát tiếp.

Các bé thơ, (cả bé tuổi chập chững và tuổi đi nhà trẻ) rất thích đoán trước. Điều này cho bé ý thức về điểm mạnh và khả năng thông đạt “Xem con thông minh chưa nào. Con biết cái gì sắp xảy ra đó”

"Mẹ hát nữa đi vì con muốn thế mà". Và trong khi bạn hát thì bé đang chơi. Tuyệt, giờ chơi giúp bé rất năng động. Cho bé một số hình khối mềm, có thể cầm nắm được hoặc một bộ tách chén có thể xếp được vào với nhau và xem bé chộp lấy những món đồ khó với tới, kéo chúng lại gần, nhai chúng, chuyền chúng từ tay này sang tay kia và có thể xếp đống chúng lại và đập chúng văng ra với một tiếng ré lên thích thú. Bé sẽ rất thích nếu mẹ xếp các món đồ lại, xây thành hình tháp để cho bé bé đập ngã nó ra.

Bạn có thể thấy là khả năng mới biết ngồi thẳng và thoải mái tạo ra sự khác biệt thật sự: hai bàn tay bé rảnh để luôn tay chộp và chạm, xếp và phân loại, đánh rơi và nhặt lên các đồ vật.

Bé cũng có thể tập trườn hoặc bò (một số bé làm cả hai động tác này cùng lúc), vậy hãy thử làm những việc mà bé có khả năng thực hiện được. (Cách thử tốt nhất: Nằm trên sàn và bò quanh phòng để bạn có thể thấy ánh mắt nhìn của bé dõi theo).

Hai bàn tay và đầu gối của bé không chỉ là phần cơ thể cần tập luyện trong tháng này. Cái miệng nhỏ xinh của bé cũng bận rộn. Những chiếc răng đầu tiên (thường là mấy cái răng trong) có thể bắt đầu mọc, nếu chúng chưa mọc hồi tháng trước. Bé đã sẵn sàng ăn nhiều loại thức ăn đặc, từ những chất lỏng đặc nhuyễn cho đến nhiều loại thức ăn đủ loại vui mắt khác. Bé thích nhai bánh quy, bánh gạo nguyên chất hay bánh mì giòn (đặc biệt bé cắn bánh để tạo âm thanh rôm rốp). Bạn cũng có thể cho bé dùng chén - một sự khởi đầu thật sự giúp bé chuyển hẳn khỏi việc dùng chai.

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 6)

6 tháng: Bé đã được nửa năm rồi.

Giai đoạn phát triển này nối tiếp giai đoạn khác, tháng tuổi thứ 6 của bé đầy ắp những cuộc phiêu lưu mới.

Bé đã đi nửa đoạn đường của năm đầu tiên (Chà, đã được nửa năm rồi ư?), và bé có thể đã biết ngồi, ăn thức ăn đặc và đã mọc cái răng bé tí đầu tiên. Bé sẽ nỗ lực nhiều hơn bao giờ hết để giao tiếp với bạn - và bé sẽ đòi hỏi sự chú ý của bạn dành cho bé (vậy đặt máy điện thoại xuống và cho bé điều bé đáng được được hưởng đi).


Về mặt cơ thể, bé 6 tháng tuổi đang tiến dần đến việc di chuyển quanh nhà (nếu bé chưa biết). Bé có thể cuộn người lên từ trước đến sau và nguợc lại và bạn có thể ngạc nhiên nhi thấy bé lật tới lật lui khắp phòng. Chẳng mấy chốc bé sẽ bắt đầu biết bò, hoặc chuẩn bị nỗ lực hết sức để nâng mình lên trên 2 tay và đầu gối và lắc tới lắc lui.

Bé có thể thích mẹ giữ người bé ở tư thế đứng để bé có thể nhún lên nhún xuống (bài tập nhỏ này làm khoẻ cơ chân bé để chuẩn bị cho một thực tế: việc đi lại). Nếu bạn đặt bé ngồi, bé có thể tự nâng người thẳng lên. Từ đây, bé có thể chộp bất cứ thứ gì mà tay bé lấy được - và nhét ngay vào miệng mình. Phải chắc là bé có nhiều đồ chơi an toàn để nhai, vì những vật thể trong miệng là một trong những cách tuyệt vời tuy có kỳ cục để bé học về thế giới xung quanh.

Kỹ năng ngôn ngữ của bé cũng phát triển. bé chưa sẵng sàng nói thành từ nhưng bé rất vui khi tập phát ra những âm thanh bắt chước những gì bé nghe. Bé sử dụng những âm thanh và cử động đã học được để cho bạn biết những gì bé nghĩ (bạn có hiểu những gì bé muốn nói hay không lại là chuyện khác).

Với kỹ năng giao tiếp phát triển chín muồi cho việc học hỏi, giờ là thời điểm thích hợp để dạy bé ngôn ngữ kí hiệu đơn giản. Bé sẽ sớm kết hợp những cử động của tay với những điều bé muốn bày tỏ (“thêm nữa đi “, “ăn”, “sữa”, “xong rồi”) và sẽ không lâu trước khi bé có thể tự mình làm những dấu hiệu.

Bé cũng thích trò chơi và các trò dùng ngón tay như “con nhện nhỏ xíu”, “cái bánh tròn xinh” - hay bất cứ một bài hát, âm thah ngớ ngẩn nào mà bạn muốn lặp lại ( và cứ lặp lại đi). Đừng ngạc nhiên khi thấy bé môi bập bẹ theo giai điệu. Khi đến giờ ăn, hãy xếp chỗ cho bé vì bé cũng muốn ăn tại bàn ăn khi thấy bạn ngồi vào bàn ăn, và bé có thể bắt đầu ăn một số thức ăn như trẻ lớsn.

Bé vẫn sẽ tiếp tục ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa bột, nên bạn đừng quá bận tâm đến bé ăn thức ăn quá ít. Bữa ăn của bé nay dành nhiều hơn cho việc học hỏi (những kỹ năng cử động nho nhỏ, nuốt, và cả cách thức ngồi bàn ăn!) hơn là để nạp calorie và dinh dưỡng mặc dù bạn dĩ nhiên là phải cho bé các thực phẩm dinh dưỡng. Bạn cũng cần đeo khăn ăn cho bé phòng khi bé nuốt vào và rồi - nhả ra hết.

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 5)

5 tháng: Hù! Con thấy mẹ rồi!

Tại sao các trò chơi trốn tìm lại làm bé thích thú đến vậy? Hãy đọc bài này để biết được bé của bạn sẽ như thế nào trong tháng tuổi này.

Lúc này, Bé rất thích chữ “hù” trong trò chơi trốn tìm. Trò này trở nên được yêu thích vì làm bé cười khi bé nhận biết khái niệm hoạt động của vật thể, là một cách hay để cho bé hiểu là vật vẫn tồn tại dù đang trốn mất. Một trò khác chọc bé cười đó là nhận diện mẫu vật khi bị che dấu đi một phần: “A, Đó là quyển sách mình thích - nó đang nằm trốn dưới con gấu bông kia”.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy trí thông minh của bé đang phát triển hơn: bé có thể nhận thấy những vật nhỏ nhiều màu sắc cũng như những vật động. Cũng theo đánh giá, giác quan nghe nhìn của bé cũng đã hoàn toàn phát triển. Cái tên mà bạn đã suy nghĩ chọn cho bé và đã thầm thì gọi tên hay hát cho bé nghe trong mấy tháng qua, bé có thể nhận biết được tên gọi này là của mình và sẽ quay lại khi bạn gọi bé.

Bé cũng háo hức với mọi vật xung quanh (được hỗ trợ bởi các kỹ năng vận động mới như kiểm soát đầu tự chủ hơn và sức đẩy mạnh hơn) và bé đang cố gắng hiểu (a, sao nó lại thế này nhỉ?). Bé cũng cố để bạn biết là bé đang nghĩ và cảm nhận. Bạn có thể thấy khá rõ ràng là khi nào bé cảm thấy khó chịu, bục bội hay buồn chán qua những khi bé khóc, quẫy đạp, vùng vẫy hoặc kết hợp cả 3 thứ.

Bé có thể bắt đầu bày tỏ sự gắn bó mạnh mẽ với bạn và những người chăm sóc khác bằng cách giơ tay ra đòi ôm hay bế ( bế con đi mẹ ơi) hay khóc khi bạn đi ra khỏi phòng (mẹ ơi đừng bỏ con). Vì bé cũng đang thể hiện những dấu hiệu sớm nhất của sự lo lắng - trở nên bám víu vào mẹ, mắc cỡ hay sợ hãi những người lạ. Đừng bắt buộc bé điều này - thay vào đó, hãy nhắc những người vào thăm bé (kể cả bà ngoại) là bé sợ người lạ và những hành động đột ngột, và bảo họ không bế lên ngay. Hãy để bé nằm ấm áp trong lòng bạn trong khi bé quen dần với sự có mặt của người khác làm bé khó chịu (bé có thể cho bế hoạc không cho, và điều đó là bình thường).

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 4)

4 tháng: Những bài học về giọng nói.

Vào lúc 4 tháng tuổi, bé chỉ mới đang nhận biết được giọng nói và cười. Sau đây là những phát triển của một bé 4 tháng tuổi.

Vâng, bé vẫn còn khóc nhiều. Nhưng lúc này bé đang làm khác đi giọng nói của mình, thêm vào những âm thanh bập bẹ đáng yêu như coo, goo-goo. Nếu bạn chưa có niềm vui thú khi nghe những tiếng này thì giờ bạn có thể phát hiện những âm thanh cười nhỏ đáng yêu của bé nghe như thế nào - và bé chẳng mấy chốc có thêm kiểu cười ré lên thích thú (phải là âm thanh của con người không nhỉ?) để làm bạn chú ý.

Những kiểu cười này là những biểu hiện đầu tiên của óc hài hước sau này của bé. Chỉ cần nói chuyện với bé hằng ngày, bạn đã cho be 1 nền tảng bé cần để học nói. Bé có thể hiểu tất cả những âm thanh cơ bản bằng tiếng mẹ đẻ và rồi sẽ cố tự mình phát ra những âm thanh đó (bạn biết bé rất khôn mà).

Mặc dù có sự khác biệt lớn - ở bất cứ nơi nào trong độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi - hầu hết các bé lúc này nói được từ những nguyên âm đơn thuần chỉ là a ô cho đến một vài phụ âm. Bé sẽ bắt đầu chỉ với một phụ âm: a-ba, a-da. Một hay hai tháng nữa, bé sẽ bắt đầu tập nói ba-ba-ba, ga-ga-ga(chắc bố rất thích). Vì vậy cứ tiếp tục nói chuyện với bé – bé rất háo hức tham gia vào.

Khi bé thích thú tập những âm từ mới phát hiện, bé cũng tập vận động cơ thể nữa - từ việc chụp lấy đồ chơi đến việc bắt chước làm kiểu con rùa nằm ngửa trên lưng. Bé có thể nhận thấy chân bé là món đồ chơi thật vui, luôn luôn sẵn có và ngon nữa.

Nếu bạn để bé nằm ngửa, bé sẽ dùng đầu và ngực đẩy để lật sấp, lật ngửa trên lưng - nếu bạn nhẹ nhàng kéo bé, bé sẽ dùng lưng để nâng đầu và vai. Tất cả những cử động này giúp xây dựng cơ của bé cứng cáp cho việc tự ngồi. Khi bé đã kiểm soát tốt vùng cổ, hãy thử đặt bé ngồi. Nếu bé gập người hay ngã qua 2 bên thì cho bé ngồi còn hơi sớm. Nếu không thì bé đã cảm thấy thoải mái và sẵn sàng (và bé có thể thích thay đổi chỗ).

Nếu bé quấy phá không chịu hay trườn đi, hãy bồng bé lên và thử lần khác vậy. Với tất cả những bài tập này, bé sẽ khá mệt vào buổi tối. Nhiều bé 4 tháng tuổi ngủ liên tục 6 giờ, cho bố mẹ thêm thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Thậm chí nếu bé không ngủ được liên tục như vậy (nhiều bé như thế), ít nhất là bé cũng có những giờ ngủ có thể dự đoán trước. Hãy tập cho bé điều này, theo sát thường xuyên một giờ giấc đi ngủ đơn giản như cho bé ăn uống rồi kể chuyện và hát cho bé nghe.

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ 3)

3 tháng: Bé không còn là trẻ sơ sinh nữa.

Vào lúc 3 tháng tuổi, bé của bạn chính thức bước sang giai đoạn bé thơ
. Giai đoạn phát triển này được đánh dấu không chỉ ở hai cái má núng nính mà còn đạt được một số đặc điểm về tính cách. Dưới đây là đặc điểm phát triển của một bé 3 tháng tuổi.

Có thể chẳng có bằng cấp nào cấp cho bé nhưng tháng này đánh dấu sự tốt nghiệp chính thức từ một trẻ sơ sinh chuyển sang giai đoạn bé thơ. Dĩ nhiên bé còn nhiều thứ để học hỏi, nhưng có một điều bé nhận biết được là cuộc sống còn nhiều điều hơn là chỉ ăn, ngủ và nôn oẹ. Lúc này bé có thể thức lâu hơn vào ban ngày và (may mắn thay) ngủ cũng dài hơn vào ban đêm. Không nghi ngờ gì nữa là bé đã làm bạn nhoẻn miệng cười.

Bé cũng có thể rúc rích cười một mình cũng như có thể cầm nắm mấy ngón tay chặt lại với nhau (hoan hô bé đi nào). Thậm chí một số bé bắt đầu chịu được sức nặng cơ thể đè lên hai chân, nhưng đừng lo lắng nếu con bạn chưa được vậy - bé chỉ chưa sẵn sàng và điều đó thì ổn thôi.

Một điều mà bé của bạn đã sẵn sàng làm đó là chỉ cho bạn thấy tính cách đang định dạng của bé. Bé có thể rất ngiêm trang, ngu ngơ, thích có người bên cạnh, thích làm nhặng xị cả lên hay khăng khăng một cái gì đó - nhưng điều quan trọng là bé là ai và bé là tất cả của bạn. Đừng thôi thúc mình so sánh bé với những bé khác. Những tính cách độc đáo của bé làm cho bé đặc biệt cũng như cái gì thuộc về bạn là của bạn vậy.

Giờ đây, ngoài việc nuôi nấng chăm sóc bé hàng ngày, bạn cũng cần kích thích sự phát triển trí tuệ của bé. Nghe có vẻ phức tạp chứ không hẳn như vậy đâu - việc hát và nói chuyện với bé là hai cách tuyệt vời nhất để giúp làm tăng hoạt động não của bé. Thử một vài cách mới sau: Dùng những chất giọng khác nhau khi nói, hát với câu kết thúc gây ngạc nhiên.

Khi bạn kể một câu chuyện hay trích một câu hát nhà trẻ, hãy đưa tên bé vào tên của nhân vật để bé nghe quen dần trong nhiều giọng và tình huống khác nhau. Một cách hay khác làm tăng nhận thức của bé về thế giới xung quanh là bồng bé đi ra ngoài. Đi dạo và xem bé phản ứng với niềm thích thú khi bé thấy lá cây rung rinh, chim bay và nghe âm thanh chó sủa, xe chạy hay bất cứ thứ gì gây ra tiếng động.

Vào giờ chơi, bàn tay và ngón tay của bé vẫn là đồ chơi yêu thích của bé, nhưng bây giờ bé có thể làm nhiều thứ hơn là chỉ đút chúng vào miệng. Trong giờ cho bú (mà lúc này bé bú sữa rất giỏi), hãy lăn một quả bóng về phía trước bé khoảng hơn nửa mét. Với một chút cố gắng bé chẳng mấy chốc sẽ có thể phối hợp cử động tay và mắt để với lấy quả bóng.

Đây cũng là thời gian thích hợp để bắt đầu cho bé tập thể dục trên sàn nhà. Điều này cho phép bé tập đá và với tay lấy vật gì đó khi bé bắt đầu nhận thức (cái gì có màu sắc đang quay vòng khi bé chọc vào nó?). Một cách khác kích thích suy nghĩ của bé là treo cái gương soi an toàn dành cho trẻ vào một bên nôi của bé và bạn có thể ngủ thêm một chút vào buổi sáng trong khi bé đang vui thích ngắm hình ảnh kỳ diệu nhất trên đời - gương mặt của bé.

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng thứ hai)

Tuần 5: Trẻ cười, thở dài và phát ra âm thanh

Đó chỉ là âm thanh bộc phát hay là nụ cười đầu tiên thực sự của bé? Đây là những gì một bé 5 tuần tuổi có thể làm được.

1. Vào tuần thứ 5, khi khóe miệng của bé trễ xuống, đó là lúc bạn có thể chắc rằng đấy là một nụ cười thực sự (tất nhiên là trừ phi bạn vô tình phát hiện ra rằng đó chỉ là dấu hiệu đã đến lúc phải thay tã lót khác). Và còn ai tốt hơn nữa để tập luyện cho những nụ cười đầu tiên ngoài ba mẹ? (Đúng, đó chính là bạn). Do vậy hãy duy trì những cử chỉ tiếp xúc đáng yêu với bé (những điều nhỏ bé mà có ý nghĩa rất lớn - như nói chuyện, hát và thủ thỉ với bé) và cả ba mẹ lẫn bé sẽ có nhiều điều để cùng vui với nhau.

2. Một điều nữa sẽ làm bé mỉm cười - đó là âm nhạc - dù đó là lúc bạn đang hát khi đang thay tã lót cho bé hay nhạc nền trên radio. Bé của bạn cũng có nhận thức sâu sắc về những âm thanh khác như tiếng chuông, chó sủa, tiếng máy hút bụi hay tiếng huýt sáo. Bé có thể trở nên hào hứng với những âm thanh đó, khóc thét lên hay yên lặng để nghe rõ hơn (tùy thuộc vào việc âm thanh đó có quen thuộc không khi còn nằm trong bụng mẹ). Phải để ý kỹ xem những âm thanh nào có thể vỗ về bé nhất để bạn có thể tự mình tạo ra âm thanh đó khi cần.

3. Bé 5 tuần tuổi của bạn đang dần trở nên lanh lợi hơn và có thể thôi ngủ trong 10 tiếng mỗi ngày (nhưng không phải thức cùng trong một thời điểm và không nhất thiết là thức suốt ban ngày). Chẳng bao lâu nữa thì chu trình ngủ - thức sẽ trở nên dễ đoán hơn (trẻ ngủ từ hai đến ba giấc, mỗi giấc kéo dài từ hai đến ba tiếng một ngày). Số giờ thức còn lại dành cho bé của bạn học thêm những kỹ năng mới, nắm bắt thế giới xung quanh và tiếp xúc với ba mẹ.

Và đây là những tin tức tốt đẹp nhất: Khi đến thời điểm khơi gợi sự quan tâm của bé thì không có thứ đồ chơi, cuốn băng hay đĩa DVD đặc biệt nào là cần thiết cả. Không ai có thể làm điều đó tốt hơn bạn. Mỗi lần bạn âu yếm bé, đọc sách, hát ru, ôm, sờ vào người bé, bạn đã cho con những gì mà bé cần nhất để phát triển.

---------

Tuần 6: Tay nắm chắc

Vào tuần thứ 6, bé của bạn đang có sự nhận biết nhất định về cuộc sống. Dưới đây là những điều khác mà một bé mới sinh có thể đạt đến.

1. Trong khi trước đó hai bàn tay bé nắm chặt thành những quả đấm nhỏ xíu thì trong những ngày này bé đã bắt đầu duỗi các ngón tay ra và quan sát xem các ngón tay đó có thể làm được những gì. Trong khoảng 6 tuần vừa qua, bé có khả năng phát hiện nhiều điều hấp dẫn với các ngón tay của mình. Bé có thể dành cả một khoảng thời gian thật lâu chỉ là để nhìn chằm chằm vào "những thứ phụ thuộc" đầy lôi cuốn đó (và tự hỏi: “Chúng có phải là của mình không nhỉ?”).

Hay bé có thể nhận thấy rằng việc mút ngón tay cái (hay ngón út hoặc ngón trỏ) thật dễ chịu - thậm chí bé cảm thấy dễ chịu như lạc vào cõi thần tiên. Nếu bé trở nên nghiện mút tay thì chúng ta nên biết rằng bé đã tìm ra một cách riêng để tự dỗ dành (đừng quan tâm đến những người rảnh rỗi luôn nói rằng điều này không tốt cho bé ở độ tuổi này, điều đó hoàn toàn ổn).

2. Cũng bàn về vấn đề liên quan đến tay của bé: nắm chặt bàn tay. Thử đặt một thứ gì đó (như ngón tay bạn hay cán của một cái trống) trong lòng bàn tay bé và có khả năng là bé sẽ giữ chặt nó và cứ giữ mãi. Bé thậm chí có thể muốn với lấy một vật thú vị nào đó và cố gắng nhìn nó không chớp mắt hay chộp lấy nó. Bạn có thể cảm ơn khả năng nhìn nhạy bén của bé cho bước đột phá này - bây giờ bé có thể nhìn thấy mọi vật tốt hơn, do đó bé sẵn sàng để thử phối hợp giữa tay và mắt.

Chắc chắn là bé sẽ phải tập làm nhiều điều trước khi có thể dùng tay đánh bóng trong công viên, nhưng nếu đó là kỹ năng từ tay và mắt, thì việc luyện tập sẽ làm cho bé trở nên hoàn thiện hơn (và giúp bé trở nên lanh lẹ hơn).

3. Bạn có thể giúp bé vượt qua khó khăn như thế nào? Hãy bảo đảm bé có "khoảng thời gian nằm sấp" hàng ngày để có thể vận động hai bàn tay và hai cánh tay (Ghi nhớ: Nằm ngửa khi ngủ, nằm sấp khi chơi đùa - trong khi trẻ em cần nằm ngửa ra để có sức khỏe tốt và cơ chắc khỏe thì tư thế này là không an toàn cho giấc ngủ của trẻ). Bé có thể giữ khuỷu tay ép vào trong ngay và chỉ ngước đầu lên đủ để thấy nùi bông ở dưới giường, nhưng ngay sau đó bé sẽ ngẩng cao lên cho đến khi cánh tay của bé thẳng ra và nhìn ngắm thế giới đẹp lạ lùng bên ngoài tấm chăn của bé.

---------

Tuần 7: Các giác quan của bé


Vào tuần thứ 7, bé trở nên thích thú khi nhìn thấy những cảnh tượng, âm thanh và xúc giác mới mẻ. Dưới đây là thêm những thứ mà một bé sơ sinh có thể đạt đến.

1. Bạn học thêm điều gì mới mỗi ngày? Bé của bạn cũng như vậy - và sau đó là thêm nhiều thứ nữa. Trong khoảng tuần thứ 7, bé thức nhiều hơn và lanh lợi hơn, do vậy nên dành nhiều thời gian hơn để chơi với bé. Cách tốt nhất để kích thích những giác quan đó? Cho bé nhiều cơ hội để tiếp xúc với môi trường xung quanh qua âm thanh, hình ảnh và cho bé chạm vào sự vật.

Tốt nhất là cho bé tiếp xúc những cái nhỏ tốt nhất (nếu bé làm ầm lên hay quấy, điều đó có nghĩa là nó đã khám phá đủ rồi), và những đồ chơi đơn giản là tất cả những gì bạn cần. Ví dụ, ngay lúc mà bé có thể nhìn theo các đồ vật có thể đang di chuyển, hãy chầm chậm di chuyển quả bóng, cái cán trống hay cái khăn từ bên này qua bên kia khi bé ở trước mặt bạn. Quan sát khi bé chơi bằng cách làm cho mắt bé chuyển động tới lui.

2. Trong thời gian này thì bé cũng có thể phân biệt rõ hơn màu xanh hay màu nâu. Trong khi trước đó bé có thể chỉ phân biệt được các màu sáng và các hình có màu sắc nhẹ và đơn giản thì giờ đây bé có thể bắt đầu phân biệt và thích thú với các mẫu hình phức tạp hơn và toàn bộ màu sắc. Bây giờ là lúc để khám phá ra một số bảng màu sắc rực rỡ hoặc đưa bé ra sân chơi và kể cho bé nghe về khu vườn hấp dẫn này.

Bé không chỉ thích âm thanh của lời nói của bạn (xét cho cùng thì bé đã nghe bạn nói từ trước khi chào đời) mà còn có thể hình dung ra khuôn mặt bạn qua lời nói của bạn và của những người thân thuộc khác như Ba hay Bà. Nếu không như vậy thì bé có thể cố gắng phản ứng lại bằng một số âm thanh của riêng nó. Khuyến khích bé bằng cách nói chuyện và thì thầm với nó theo kiểu đàm thoại (Không - bạn sẽ không ngớ ngẩn đâu - bạn tỏ ra là một người mẹ thực sự).

---------

Tuần 8: Nụ cười toe toét đầu tiên của bé


Phần thưởng cho bậc cha mẹ sau những đêm mất ngủ đó là gì? Một nụ cười của bé! Dưới đây là những gì một bé 2 tháng tuổi có thể đạt đến.

1. Chăm sóc một bé mới chào đời làm cho chúng ta kiệt sức ("Chào! Mẹ lại bị đánh thức đây!") và là công việc không được sạch sẽ cho lắm. Nhưng phần thưởng cho điều đó là khá lớn và một trong những phần thưởng lớn nhất đó là có thể thấy ngay bây giờ - đó là nụ cười không răng tuyệt vời của bé.

Những phát triển làm kinh ngạc hơn của trẻ 2 tháng tuổi đó là thì thầm, cười và tỏ ra thích chơi hơn - thêm vào đó (đây là sự phát triển to lớn) là bé biết được bạn là ai. Trong thời gian này, khi bé thấy khuôn mặt và nghe giọng nói của bạn, có khả năng là bé đang cố gắng để phản ứng lại bằng cách quay mặt về phía bạn và cười toe toét. (Chào mẹ!)

2. Nếu bạn có thể nhìn kỹ vào bên trong cái đầu tinh khôn của bé, bạn có thể thấy bộ não của nó đang làm việc bận rộn. Trí tuệ của bé đang trong quá trình phát triển phi thường, xử lý những ý niệm lớn như sự phối hợp giữa mắt và tay và nhận biết các sự vật. Nhờ những tiến bộ to lớn trong việc sử dụng giác quan, bé nhận thức nhiều hơn về môi trường đang sống và nhạy cảm hơn với những thay đổi xung quanh. Điều này có thể có nghĩa là bé trở nên hơi kén chọn, bé chỉ chọn những ai có thể âu yếm, vỗ về nó (mặc dù mối lo ngại về xa cách thật sự thường không xảy ra cho đến khi bé được 9 tháng tuổi) .

3. Bé của bạn cũng đang bắt đầu thành thạo nhiều kỹ năng mới. Bé có thể cố gắng nâng người lên hơn khi bị đói và có thể bắt đầu chịu được một số trọng lực trên chân. Thử dựng bé đứng trên đùi bạn và xem cách bé trì xuống như thế nào. Thật là mạnh mẽ! Và khi bé vẫn còn chưa biết vẫy tay "tạm biệt" thực sự (điều sẽ xảy ra trong một lúc nào đó sắp tới).

Bé 0-1 tuổi : Lịch trình phát triển (Tháng đầu tiên)

Tuần 1: Trẻ sơ sinh: khóc, ị và tè

Bé một tuần tuổi là một tạo vật kỳ diệu để bạn ẵm trong tay và lắng nghe. Dưới đây là những gì bé sơ sinh làm cho đến khi được 2 tuần tuổi.

1. Một tuần tạo ra một khác biệt to lớn đối với một bé sơ sinh! Đến cuối tuần này, cục cưng bé nhỏ của bạn đã lớn hơn - sau khi phục hồi lại được số cân đã mất trong những ngày đầu tiên này - và có lẽ đang ị và tè một cách chuyên nghiệp (tè thường xuyên và ị… khắp nơi). Các phản xạ sống còn mà bạn đã nghe được sẽ được dùng trong những ngày này: bé của bạn đang cắm cúi tìm ngực bạn hay bình sữa theo bản năng, mút lấy mút để như không hề có ngày mai (hay lần cho bú tiếp), chụp ngón tay bạn, chớp mắt (ai đó làm ơn vặn nhỏ đèn xuống nào!), giật mình mỗi khi có tiếng động mạnh và ngay cả có tư thế lùi (coi chừng!). Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ tại sao các bé sơ sinh lại có những phản xạ này.

2. Một trò nữa trong “kho tàng vũ khí” của bé: khóc...rất nhiều. Khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên của bé. Rất lâu trước khi bé có thể nói những câu như "Con đói." hay "Con bị ướt và khó chịu quá!" hay "Con muốn được mẹ ôm!", khóc có thể nói nhiều điều với bố mẹ - nhằm bảo đảm những nhu cầu cơ bản đó được chú ý đúng lúc (như trong câu "Con biết mẹ mới cho con bú hai giờ trước - nhưng mẹ biết không? Con lại đói rồi!"). Dĩ nhiên, chuyện này làm bạn đinh tai, căng thẳng thần kinh và ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn (ngủ à - nó là cái gì vậy?), nhất là khi dường như tất cả những gì bạn đang làm là cho bé ăn để cố ngăn bé khóc, ẵm bé để cố làm bé thôi khóc, thay đồ cho bé để làm bé nín khóc và cứ lặp lại như vậy.
Một mẹo đơn giản trong việc làm cha mẹ (thấy không…đâu phải chỉ có bé của bạn mới có “vũ khí”) có thể dỗ dành bé con bé bỏng của bạn (và mang đến chút yên ổn và tĩnh lặng trong nhà) là quấn tã. Bọc bé sơ sinh trong khăn mỏng và chặt sẽ làm bé nhớ lại ký ức về sự an toàn và thoải mái trong dạ con của bạn và có thể làm bé bớt khóc trong thời gian giữa các lần cho bú.

3. Bé của bạn còn làm gì nữa trong tuần lễ này? Nhìn chăm chăm vào mắt bạn - chắc chắn rồi. Giờ bé của bạn có thể tập trung vào những vật thể cách xa từ 20 đến 35cm (8 đến 14 inch) – chính là khoảng cách khi bạn cho bé bú (vì vậy nên đặt tờ tạp chí hay danh sách việc phải làm đó xuống đi và hãy nhìn vào mắt bé!). Khi mắt bạn và bé gặp nhau, bạn sẽ nhận thấy rằng mắt bé màu đen nhạt hay nâu - nhưng không nhất thiết phải nhìn lâu. Vào khoảng tháng thứ sáu, bé sẽ có màu mắt ổn định của mình.

---------

Tuần 2: Khóc, đau bụng và cử động tay chân

Khi bé sơ sinh 2 tuần tuổi bắt đầu có những dấu hiệu tăng trưởng đầu tiên, bé có thể trở thành một khách hàng tí hon khó tính hơn (nhưng vẫn đáng yêu). Hành vi của khách hàng này sẽ bao gồm khóc, đau bụng và các cử động tay chân.

1. Khi được 2 tuần tuổi, bé trải qua một sự phát triển tăng vọt, có lẽ đó là lí do bé có vẻ muốn ăn suốt ngày. Nếu bạn vẫn chưa kiệt sức trong 2 tuần đầu làm mẹ này, hãy yên chí rằng chắc chắn từ giờ bạn sẽ đuối sức vì bé đòi hỏi nhiều thời gian, sự quan tâm và sữa của bạn hơn. Nhưng công việc nặng nhọc của bạn trong việc chăm cho bé ăn sẽ được đền bù xứng đáng, vì bé có thể tăng cân nhanh chóng, và ngày càng bụ bẫm hơn.

2. Bé không chỉ ăn nhiều hơn mà còn có thể khóc dữ hơn nữa (và ai có thể nghĩ ra cách để cải thiện điều đó chứ!). Như bạn đã khám phá, bé thường khóc để đòi hỏi những nhu cầu của mình - và thường sẽ nín khóc khi những nhu cầu đó được thoả mãn (dù là khóc to, hay là gào lên thôi... ). Nhưng 15 đến 20% các bé sơ sinh có những lúc khóc kéo dài, không thể dỗ nín. Các đợt khóc thường bắt đầu vào đầu buổi tối và kéo dài ít nhất ba giờ. Kiểu khóc này thường là do đau bụng, thường bắt đầu khoảng 3 tuần tuổi, nhiều nhất vào 6 tuần tuổi và ngưng khá đột ngột sau khoảng 3 tháng. Không ai biết chính xác điều gì gây ra đau bụng, nhưng nó liên quan đến hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, sữa trào ngược, quá tải về giác quan (ở tuổi này, bé chưa phát triển khả năng điều chỉnh khi chịu quá nhiều âm thanh và hình ảnh), và các vấn đề về lượng sữa mẹ (bé thường khóc vào cuối ngày, khi sữa mẹ có khả năng giảm sút).

3. Trong khi thật đau lòng khi nghe cục cưng bé bỏng gào la hàng giờ liền, có một số biện pháp bạn có thể làm để giúp bé nguôi ngoai. Bạn có thể quấn tã, ru, chằn vật nặng lên bụng bé, bồng bé với bàn tay bạn để ở cằm bé và cánh tay trên bụng, hay để tiếng động nào đó làm nền, như máy hút bụi hay máy sấy đang chạy (hay ngay cả chỉ thầm thì suỵt, suỵt lập đi lập lại). Và bạn có thể thoải mái khi biết là bé bị đau bụng cũng lớn khoẻ như bé chỉ khóc ít (dù rằng ba mẹ của những bé khóc nhiều thường lâm vào trạng thái tơi tả nhiều hơn, đúng vậy không?).

4. Khóc không phải là điều duy nhất trong lịch trình của bé trong tuần này. Đến cuối tuần, việc kiểm soát cơ của bé có vẻ phát triển hơn một chút, khiến các cử động nhanh nhẹn hơn so với khi bạn ẵm bé về nhà. Các kiểu ngủ cũng dễ biết trước hơn chút (nhưng đừng quen với chúng; chúng sẽ chóng thay đổi thôi). Ngoài ra, giờ bé cũng có những giai đoạn im lặng đáng sợ, khi bé vừa tỉnh vừa nhận thức và thu nhận cả thế giới quanh bé. (Trạng thái yên lặng đáng sợ này thật ra là thời gian tốt nhất để giao tiếp trực tiếp với bé, nên bạn hãy hát, thủ thỉ, trò chuyện và chơi với bé). Cho bé xem các hình ảnh đen trắng, đường nét đậm và hình thù rõ ràng. Bạn cũng có thể cho bé yêu xem gương mặt xinh xắn của bé trong gương. Lúc này bé chưa biết đó chính là hình ảnh của mình, nhưng bé sẽ thích những gì nhìn thấy.

---------

Tuần 3: Cắt đứt cơn khóc nhè

Bạn không chịu nổi tiếng khóc thêm phút giây nào nữa? Vậy hãy dừng lại, thở thật sâu, rồi đến gần lắng nghe: bé sơ sinh của bạn đang cố nói một điều gì đó.

1. Thật khó cho một bậc cha mẹ đã mệt lử tin được, nhưng không phải tất cả tiếng khóc của bé sơ sinh của bạn đều giống nhau trong những ngày này. Bé cưng của bạn giờ nức nở các kiểu khác nhau để diễn tả những nhu cầu của mình: giọng ngắn và thấp khi đói (đi kèm với mút và kéo ngón tay điên cuồng); om sòm thút thít rồi lại ngưng rồi lại tiếp tục khi chán; và tiếp tục và ré lên khi không thoải mái hay quá mệt.

Hãy học hỏi những điều này bằng cách quan sát (và bằng phương pháp "thử và sai") để biết rõ từng biểu hiện và có phương pháp xử lý đúng đắn. Bạn hoàn toàn có thể làm giảm thời gian khóc hàng ngày của bé. Nói cách khác là phá vỡ chuyện khóc của bé hay phá vỡ điều luật khóc.

2. Vào những ngày này, bé của bạn cũng bận rộn lắm (và cũng làm bạn bận rộn nữa) với rất nhiều hoạt động, một số vui thú, nhưng số khác thì không thú vị lắm: phun phì phì (bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy mùi sữa chua, hay vết bẩn vàng ố trên tất cả áo quần của mình và đồ mới tinh khôi của bé), xì hơi (bạn có cái đệm mới thú vị làm sao!), và đi vệ sinh ngoài tã .

3. Và khi những bé lớn hơn có sắc da trắng hồng, bé 3 tuần tuổi không có màu da như vậy. Các vấn đề có thể làm cho da bé xuất hiện màu sắc: mụn đỏ và đầu trắng (bạn không đợi những thứ này đến khi bé học trung học đó chứ?), rôm sảy, cứt trâu, và lấm chấm tía (đừng lo — đó chỉ là một dấu hiệu tuần hoàn chưa hoàn thiện của bé). May mắn là tất cả những điều không hoàn hảo về da này chỉ là tạm thời (một số như mụn nhọt và chấm lốm đốm sẽ tự biến mất - những dấu hiệu khác như cứt trâu sẽ được điều trị dễ dàng).

4. Về phương diện phát triển, bé của bạn ngày càng hứng thú và gây hứng thú hơn. Với sự tập trung và chú ý hoàn thiện hơn, bé 3 tuần tuổi của bạn giờ đang rất chú ý - và dùng mắt để thu nhận xung quanh một cách cầu kỳ hơn. Những hình thù phức tạp sẽ gây chú ý hơn là những hình đơn giản, vậy nên vẽ những hình tròn và tìm cho bé những hình ngoằn ngoèo. Một kỹ năng khác bé có thể đang có là khả năng theo dõi vật chuyển động. Hãy thử kỹ năng này bằng cách vẫy một cái khăn hay quay chậm quanh đầu bé và xem đôi mắt bé háo hức theo sau mỗi cử động của bạn ra sao.

---------

Tuần 4: Những âm thanh đầu tiên của bé

Tiếng động gì vậy? Không phải hét… hay ợ…hay xì hơi. Không, đó chỉ là tiếng thủ thỉ đầu tiên của bé! Sau đây là những gì bé 4 tuần tuổi của bạn có thể làm.

1. Thiên thần bé nhỏ của bạn đang sáng chế ra một từ vựng không lời đặc biệt tạo thành từ gầm gừ, ùng ục, thở dài, thủ thỉ - bước kế tiếp (và rất được hoan nghênh) ngoài việc khóc với mọi cung bậc. Khi bé trò chuyện với bạn theo cách đặc biệt đáng yêu này, đừng ngại - hãy nói lại với bé! Nhìn vào mắt bé, đưa mặt lại gần, và ùng ục lại. (Đừng lo, không ai nhìn bạn đâu - trừ bé của bạn). Thủ thỉ với bé sẽ làm bé rất thỏa chí và sẽ khuyến khích các khám phá. Và cuối cùng sẽ dẫn đến những tiếng đầy ý nghĩa đầu tiên "ma ma" hay "ba ba".

Khi nói, ngôn ngữ của bé là rất quan trọng, ngôn ngữ của bạn cũng vậy. Bé học bằng cách bắt chước, nên bạn hãy thường xuyên trò chuyện nhé: trò chuyện với bé khi bạn thay tã ("Ôi chao cái bụng con mới xinh làm sao!"), khi bạn đi dạo ("Hôm nay nắng đẹp quá!"), khi bạn mua sắm ("Cải bắp này trông ngon ghê!"). Dĩ nhiên, bé chưa có khái niệm gì về điều bạn nói. Nghe tiếng bạn là cách tốt nhất để bạn giúp bé nói và hiểu. Hãy xem đây là một sự thẩm thấu ngôn ngữ cho bé.

2. Có thể bé sẽ dành rất nhiều thời gian nằm ngửa thủ thỉ - một tư thế thoải mái cho cả bé và bạn (cho bạn, vì tư thế này an toàn nhất, và cho bé vì bé đã quen rồi). Nhưng có một phương châm bạn nên áp dụng: nằm ngửa để ngủ, nằm sấp để chơi. "Thời gian nằm sấp" (thời gian chơi nằm sấp) có bạn giám sát cho phép bé thực tập các kỹ năng vận động quan trọng như nâng đầu lên (chỉ vài giây trong giai đoạn này) và quay đầu từ bên này sang bên kia. Bạn cho bé làm vài phút một ngày, nhưng sau này bạn sẽ để bé làm đến 15 hay 20 phút khi bé khoẻ hơn.

Lần tới bé nằm trong xe hay ghế cho bé sơ sinh, hãy kiểm tra xem bé có thể nâng đầu trong một lúc mà không cần trợ giúp hay không (bạn có thể giúp một chút bằng cách để vật dựa đầu hai bên).

3. Khi bé bò quanh, bé sẽ nhất định sẽ khám phá ra một điều kinh ngạc: tay và chân. Những thứ bụ bẫm đáng yêu này có thể khiến bé cưng của bạn chơi đùa say mê hàng giờ (mà chúng chẳng tốn một xu!). Ngoài ra, chơi chân tay giúp bé học cách kiểm soát cử động của mình. Chẳng bao lâu bé sẽ hình dung ra cách tự dỗ dành bằng cách mút ngón cái và cả cổ tay hay ngón tay.